Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
Tinh thần cổ vũ cuồng nhiệt tại các giải đấu thể thao, buổi hòa nhạc hay nhạc kịch sắp trở lại tại Nhật Bản khi chính phủ nước này chính thức hạ cấp phân loại dịch COVID-19 từ ngày 8/5 tới, qua đó người hâm mộ sẽ không còn phải kìm nén thể hiện cảm xúc của mình khi tham gia các sự kiện.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Khi những biện pháp hạn chế liên quan tới các sự kiện đông người nhằm phòng ngừa lây lan dịch bệnh được xóa bỏ, người hâm mộ thể thao và yêu thích âm nhạc tại Nhật Bản sẽ sớm được thỏa sức cổ vũ miễn là có đeo khẩu trang. Ban tổ chức Giải bóng Chày nhà nghề Nhật Bản (NPB) đang tiến hành điều chỉnh những hướng dẫn phòng chống lây nhiễm hiện nay để chuẩn bị cho mùa giải thường lệ bắt đầu từ cuối tháng 3 tới.
Kể từ khi bệnh COVID-19 được công bố là đại dịch vào mùa xuân năm 2020, các sân bóng chày của Nhật Bản đã không còn náo nhiệt như trước khi người hâm mộ bị cấm hô khẩu hiệu, hát tập thể, cổ vũ. Những hạn chế này vẫn được áp dụng tại mùa giải năm ngoái dù khi đó, số lượng khán giả đến sân đã không còn bị giới hạn. Tính đến ngày 4/2, đã có 2 đội bóng chày là Yomiuri Giants và Lotte Marines thông báo người hâm mộ có thể thỏa sức cổ vũ tại các sân bóng với điều kiện phải đeo khẩu trang.
Trước đó, những biện pháp hạn chế của Nhật Bản liên quan tới hành vi của đám đông cũng đã tác động tới khán giả dự các buổi hòa nhạc và nhạc kịch ở nước này. Một công ty chuyên tổ chức các sự kiện hòa nhạc cho rằng việc tiếp tục duy trì các hạn chế sẽ gây khó khăn cho việc đặt lịch biểu diễn với các nhạc sĩ và hoạt động kinh doanh của công ty. Hiện công ty đã đặt lịch các chương trình từ tháng 5 trở đi.
Trong khi đó, Akio Fukushima, một thành viên Ban quản trị Hiệp hội Nhà hát Nhật Bản, đề xuất áp dụng các biện pháp linh hoạt để phù hợp với mong muốn của khán giả. Một thành viên ban quản lý Nhà hát Meijiza ở Tokyo, chuyên tổ chức các buổi hòa nhạc và nhạc kịch, lưu ý rằng tùy thuộc vào các loại hình biểu diễn, các biện pháp phòng dịch vẫn cần được áp dụng để có thể đảm bảo an toàn cho nhóm đối tượng tham gia là người cao tuổi.
Theo TTXVN
- Nhật Bản tiếp tục chi hơn 15 tỷ USD để xoa dịu tác động của lạm phát (23/03)
- Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững (21/03)
- Hi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD (21/03)
- Amazon công bố kế hoạch sa thải thêm 9.000 nhân viên (21/03)
- Cuba bắt đầu mở cửa cho doanh nghiệp thương mại có vốn nước ngoài (21/03)
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước (20/03)
- Bảo vệ tính bền vững bất chấp nghịch cảnh ở châu Á - Thái Bình Dương (20/03)
- Sớm cho trẻ ăn bơ đậu có thể giúp giảm 77% nguy cơ dị ứng với đậu phộng (20/03)
-
Nhật Bản tiếp tục chi hơn 15 tỷ USD để xoa dịu tác động của lạm phát
- Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững
- Hi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước
- Bảo vệ tính bền vững bất chấp nghịch cảnh ở châu Á - Thái Bình Dương
- Khoảng 10 triệu trẻ em châu Phi đang cần hỗ trợ nhân đạo
- Ấn Độ khéo léo dẫn dắt, lãnh đạo Nhóm G20
- Việt Nam được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc hậu đại dịch
- EU công bố kế hoạch để dẫn đầu cuộc cách mạng công nghiệp xanh
- “Lướt tàu điện ngầm”, hành động nguy hiểm gia tăng đáng báo động ở New York (Mỹ)
-
Quan hệ hợp tác Việt Nam-Bỉ đang ở thời kỳ phát triển tốt đẹp nhất
- Amazon công bố kế hoạch sa thải thêm 9.000 nhân viên
- Khoảng 10 triệu trẻ em châu Phi đang cần hỗ trợ nhân đạo
- Sớm cho trẻ ăn bơ đậu có thể giúp giảm 77% nguy cơ dị ứng với đậu phộng
- EU công bố kế hoạch để dẫn đầu cuộc cách mạng công nghiệp xanh
- ADB: Cần phát triển hơn nữa chương trình bữa ăn học đường cho trẻ
- Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững
- Việt Nam được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc hậu đại dịch
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước
- OECD: Triển vọng kinh tế châu Á “tương đối mạnh” dù tăng trưởng toàn cầu không mấy khả quan