ClockThứ Năm, 25/06/2015 15:47

Những câu hỏi từ nhà văn hóa cộng đồng

TTH - Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau, hiện cả tỉnh có 779 nhà văn hóa thôn bản được đầu tư xây dựng. Gần như được phổ cập hóa về số lượng nhưng câu chuyện làm thế nào để tạo hồn cho nhà văn hóa cộng đồng, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân vẫn là trăn trở lớn.

Ông Cao Chí Hải, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Trao đổi với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế về vấn đề này, ông Cao Chí Hải, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng: NVHCĐ là một thiết chế văn hóa cơ sở cần thiết ở khu dân cư. Là nơi để tuyên truyền chủ trương, chính sách đến người dân; tổ chức sinh hoạt văn hóa, hội họp, giao lưu của các tổ chức đoàn thể. Đây còn là nơi diễn ra những việc lớn của làng, xóm, tổ dân phố, hòa giải những bất hòa, tăng thêm sự gắn bó tình làng nghĩa xóm…

Có những NVHCĐ hoạt động rất tốt, trở thành điểm đến của cộng đồng ở địa phương. Tuy nhiên, hoạt động của NVHCĐ đang gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở rất mỏng, biên chế không có, trình độ chuyên môn chưa cao, chưa được đào tạo bài bản. Cán bộ văn hóa thôn bản làm việc không có chế độ thù lao nên hoạt động hạn chế. Có những nơi, Ban quản lý không có quy chế, cơ chế hoạt động phù hợp với thực tiễn.

Lễ hội A riêu của đồng bào Cơ Tu - một hoạt động văn hóa gắn với nhà văn hóa cộng đồng. Ảnh: Nhật Nguyên

NVHCĐ được xây dựng chủ yếu từ nguồn xã hội hóa. Với những vùng nhân dân còn vất vả thì đó là khó khăn. Xây xong rồi, đòi hỏi phải có sân khấu, âm thanh, ánh sáng, thư viện sách báo… nhưng nhiều nơi thiếu trang thiết bị khiến cán bộ phụ trách lúng túng trong tổ chức hoạt động.

Làm dịch vụ phải hài hòa

Một thực tế là để có thêm nguồn kinh phí hoạt động, ở một số nơi, NVHCĐ được cho thuê để kinh doanh các dịch vụ khác, chưa làm tốt vai trò là điểm sinh hoạt văn hóa của người dân. Ông nghĩ gì về thực trạng này?

Các hoạt động dịch vụ cũng rất cần để tạo nguồn thu tái đầu tư cho NVHCĐ. Nếu không tổ chức dịch vụ để vừa tăng thu nhập vừa tái đầu tư phục vụ các hoạt động thì sẽ rất khó khăn. Ngoài phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, NVHCĐ cần có các dịch vụ phục vụ lợi ích cho cộng đồng người dân, như tổ chức đám cưới, giới thiệu sách, các hoạt động văn hóa giải trí, thể thao...

Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Dỗi được phục hồi nguyên bản. Ảnh: Lê Thọ

Tuy nhiên, mở dịch vụ gì thì chính quyền cơ sở phải định hướng và đó phải là dịch vụ về văn hóa, thể thao, du lịch. Phải hoạt động đúng quy chế và đảm bảo hài hòa giữa dịch vụ và các hoạt động phục vụ nhân dân. Bao nhiêu thời lượng dành cho dịch vụ, bao nhiêu thời lượng dành cho phục vụ nhân dân. Nếu chỉ hoạt động dịch vụ là sai mục đích, vì NVHCĐ là để phục vụ cho nhân dân.

Vấn đề ở chỗ cán bộ được phân công quản lý NVHCĐ và cán bộ văn hóa phải có trách nhiệm phối hợp báo cáo với chính quyền cơ sở, phổ biến cho người dân biết kế hoạch hoạt động. Cơ chế tài chính phải được công khai rõ ràng. Khi nguồn thu được nhân dân xem là chính đáng và phục vụ lại lợi ích cho nhân dân thì họ sẽ ủng hộ. Chính quyền cũng phải kiểm soát, thông tin lại cho nhân dân. Nếu không làm tốt việc này thì nhân dân sẽ lên tiếng ngay, như thế sẽ không hiệu quả và phản tác dụng.

Đòi hỏi nhân lực có trình độ

Nhiều NVHCĐ, nhất là ở nông thôn, hoạt động tẻ nhạt và thiếu tính hấp dẫn nên không thu hút được người dân. Có nơi, mỗi năm chỉ mở cửa vài lần phục vụ hội nghị, hội họp của địa phương rồi đóng cửa, gây lãng phí...

Hiện nay, bộ máy quản lý ở cơ sở chưa có, biên chế không có nên hầu như không có kế hoạch hoạt động. Đó là cái khó. Muốn tổ chức một hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng phải có năng lực mới có thể tập hợp, quy tụ, tổ chức. Xây dựng chương trình như thế nào để phục vụ hài hòa cho nhiều tầng lớp, lứa tuổi khác nhau, biểu diễn những tác phẩm gì phù hợp với chủ đề, dàn dựng ra sao… để tuyên truyền nhiệm vụ chính trị một cách sinh động, tránh tẻ nhạt đòi hỏi nhân lực phải có trình độ.

Rõ ràng, NVHCĐ của địa phương nào thì địa phương đó phải có trách nhiệm chỉ đạo phương hướng, kế hoạch hoạt động, giám sát. Ngay cả cán bộ chưa có trình độ thì địa phương cũng phải có trách nhiệm đề xuất, đào tạo để phục vụ cho NVHCĐ. Tuy nhiên, trách chính quyền cơ sở cũng chưa đúng. Họ không có kinh phí, nhân sự cũng thiếu. Biết thế nhưng rất khó. Nếu mỗi NVHCĐ có một biên chế, nhân lên trong cả tỉnh thì ngân sách đâu chịu nổi.

Nhà sinh hoạt cộng đồng tại xã Hương Sơn (Nam Đông). Ảnh: Lê Thọ

Làm từ chính đặc sản địa phương

Ông có thể chia sẻ ý tưởng về một mô hình hoạt động cho NVHCĐ trong tương lai để tạo hồn cho thiết chế này?

Trước tiên, phải tăng cường sự lãnh đạo, giám sát của cấp ủy các cấp, đặc biệt là chính quyền địa phương để phát huy vai trò của NVHCĐ ở cơ sở. Mặt trận và các đoàn thể cũng phải phối hợp trong vấn đề này.

Thứ nữa, phải tổ chức bộ máy đủ mạnh, có năng lực để xây dựng quy chế hoạt động. Có cơ chế chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn về văn hóa cơ sở cho Ban quản lý NVHCĐ thì họ mới có thể xây dựng kế hoạch hoạt động hàng tháng, quý, năm cho NVHCĐ. Khi hoạt động sôi nổi thì mới thu hút được sự hưởng ứng của nhân dân địa phương. Ngoài ra, cán bộ văn hóa cơ sở phát huy hơn vai trò của mình trong việc tổ chức Ban quản lý, xây dựng kế hoạch, quy chế hoạt động cho các NVHCĐ và coi đó là nhiệm vụ chính trị để nâng cao đời sống văn hóa cho người dân.

Du khách tham quan nhà văn hóa cộng đồng thôn Dỗi (nam Đông). Ảnh: KO

Bên cạnh đó, Ban quản lý hoạt động tốt thì sẽ kêu gọi được tài trợ của các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp ở địa phương để tăng thêm nguồn tài chính. Kinh phí hoạt động phải vận động Nhân dân, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp. Từ nguồn xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị phục vụ cho nhân dân.

Để mỗi NVHCĐ có cái hồn bên trong, ngoài những hoạt động hội họp phải có các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ phục vụ nhu cầu của người dân. Nhu cầu sinh hoạt về văn hóa của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa rất lớn. Hàng năm, các nhà hát, đội chiếu bóng lưu động có những buổi biểu diễn, chiếu phim phục vụ nhân dân. Các địa phương có thể xây dựng kế hoạch báo cáo với ngành chủ quản để cử các đoàn nghệ thuật, chiếu phim về phục vụ cho nhân dân tại NVHCĐ.

Cũng có những hoạt động không cần kinh phí. Quan trọng là năng lực tổ chức của người phụ trách, phải nhìn thấy văn hóa địa phương mình có gì để phát huy nội lực của đồng bào, phát huy sở trường của từng người, từ đó tổ chức các hoạt động phù hợp thì sẽ thu hút người dân tham gia. Trong các NVHCĐ này, cần có trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động thể dục thể thao. Bên cạnh đó là các dịch vụ văn hóa đích thực phục vụ cho Nhân dân, cộng đồng.

Bà Lê Thùy Chi, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch):
 
Dù nhiều nhà văn hóa cộng đồng được đầu tư xây mới, nhưng tại một số địa phương vẫn chưa đồng bộ giữa công trình xây dựng và trang thiết bị, hoạt động không hiệu quả, bộ máy điều hành còn hạn chế. Đối với các nhà sinh hoạt cộng đồng thì hầu như chưa thành lập được ban chủ nhiệm để quản lý, nhiều nơi nằm xa khu dân cư, không thu hút được người dân.
 
Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức đào tạo cho đội ngũ chuyên trách, tập huấn về kỹ năng tổ chức, kỹ năng vận động cho cán bộ phụ trách nhà văn hóa xã, thôn. Tuy nhiên, để phát huy hết công năng cần sự phối hợp giữa các ban ngành liên quan. Để thực sự tạo hồn cho nhà văn hóa cộng đồng, cần tạo ra nhiều hoạt động về văn nghệ, tổ chức nhiều lễ hội tại đây...
 
Ông Ngô Văn Nhàn, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện Nam Đông:
 
Không riêng gì Nam Đông, nhìn chung những nhà VHCĐ nói hoạt động không hiệu quả thì không đúng, tuy nhiên hoạt động thường xuyên thì chỉ chiếm số lượng ít. Cái khó của hầu như các nhà SHCĐ là thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ các hoạt động văn hoá, văn nghệ của người dân. Để “tạo hồn” cho nhà VHCĐ trước hết cần có sự đầu tư hơn nữa về vật chất lẫn tinh thần, việc này cần cả nhà nước và Nhân dân cùng làm.
 
Lê Thọ (ghi) 

 

Minh Hiền (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động tháng cao điểm chăm lo cho đoàn viên người lao động

Sáng 26/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Hương Thủy phối hợp với Công đoàn Khu kinh tế, Công nghiệp (KT,CN) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2024. Hơn 400 cán bộ, đoàn viên, người lao động của LĐLĐ thị xã Hương Thủy và Công đoàn Khu KT,CN tỉnh tham gia.

Phát động tháng cao điểm chăm lo cho đoàn viên người lao động
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu thăm, tặng quà, tri ân các cựu chiến binh Điện Biên Phủ

Sáng 26/4, nhân Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu và lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương TP. Huế đã đến thăm, động viên các cựu chiến binh đã từng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu thăm, tặng quà, tri ân các cựu chiến binh Điện Biên Phủ
Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
Sẵn sàng trong mọi tình huống

Cùng với phường Phú Nhuận, hiện nhiều địa phương trên địa bàn TP. Huế đã thành lập các tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy và "Điểm chữa cháy công cộng", phát huy tác dụng trong phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) như Đông Ba, Phú Hội, Phú Thượng, Vĩnh Ninh...

Sẵn sàng trong mọi tình huống
Return to top