ClockThứ Bảy, 17/06/2017 12:36

Niềm vui "kép" từ tàu vỏ thép

TTH - Trong khi nhiều tàu vỏ thép ở một số địa phương gặp sự cố rỉ rét, lỗi thiết bị... dẫn đến đánh bắt không hiệu quả thì các tàu vỏ thép ở Thừa Thiên Huế từ khi hạ thủy đến nay cho thấy nhiều ưu điểm...

Đại diện đơn vị đóng tàu đến thăm, kiểm tra ngư cụ trang bị trên tàu vỏ thép

Quả ngọt đầu mùa

Gặp ông Nguyễn Hôi ở thị trấn Thuận An (Phú Vang) ngay sau chuyến đánh bắt hải sản từ vùng biển Trường Sa trở về với khoang tàu đầy ắp cá, ông Hôi cười tươi: “Chuyến này chúng tôi đến tận vùng biển Trường Sa, kéo dài hơn nửa tháng, đánh bắt trúng đậm mẻ cá thu, chủa, ngừ. Từ khi hạ thủy tàu vỏ thép đến nay đã có bốn chuyến xa bờ, trừ các khoản chi chí, trả công lao động 60-70 triệu đồng/thuyền viên, còn lãi hơn 1 tỷ đồng”.

Chiếc tàu vỏ thép của ông Trần Văn Chiến ở xã Phú Thuận (Phú Vang) hạ thủy từ cuối năm 2016, đến nay đã có 5 chuyến đánh bắt xa bờ, kéo dài từ 15-20 ngày/chuyến. Ông Chiến chia sẻ: “Từ khi hạ thủy gặp thời điểm thời tiết bất lợi nên hiệu quả khai thác chưa cao. Từ đầu năm 2017 đến nay, thời tiết khá thuận lợi, mỗi chuyến thu từ vài tấn đến gần chục tấn hải sản các loại, lãi 200-300 triệu đồng. Tính từ đầu năm đến nay, tàu vỏ thép của tui lãi 900 triệu đồng”.

Điều mà các chủ tàu vỏ thép cũng như nhiều ngư dân quan tâm không chỉ hiệu quả đánh bắt mà còn tính năng vượt trội của tàu vỏ thép. “Tàu thiết kế đúng kỹ thuật, công suất lớn, đảm bảo an toàn trong quá trình đánh bắt tại các vùng biển xa, hoặc nơi trú ẩn cách bờ đến 200 hải lý. Tốc độ di chuyển của tàu rất cao đã hạn chế, tiết kiệm nhiên liệu khoảng 30% so với tàu vỏ gỗ, công suất thấp. Hầm bảo quản, các khoang thiết kế rộng lớn, có thể chứa hàng chục tấn hải sản, nhiên liệu, nước ngọt... giúp mỗi chuyến đánh bắt kéo dài ngày, có thể cả tháng”, ông Hôi nói

Ngoài một số tính năng, ưu điểm vượt trội, tàu vỏ thép còn đảm bảo chất lượng, an toàn. Sau thời gian “dầm mưa dãi nắng” trên biển, tàu vỏ thép vẫn không rỉ rét. Qua mấy chuyến đánh bắt, các thiết bị, ngư cụ va chạm, cọ xát nhưng lớp sơn trên tàu vẫn không bị trầy xước. Hầm bảo quản hiện đại, hạn chế tối đa thất thoát và hải sản luôn tươi, chất lượng, bán được giá. Việc sử dụng hệ thống đèn LED trong quá trình đánh bắt đã tiết kiệm đến 80% nguồn nhiên liệu... Ông Nguyễn Hôi tin rằng, với nhiều ưu điểm vượt trội, tàu vỏ thép còn phát huy tác dụng và hiệu quả đánh bắt cao hơn nữa.

Ông Hà Thanh Hoài, cán bộ phụ trách thủy sản UBND thị trấn Thuận An cho hay, qua nắm bắt thông tin từ ngư dân và các đợt kiểm tra của cơ quan, ban ngành, tàu vỏ thép ở Thuận An cũng như ở Phú Thuận đều đảm bảo. Từ khi hạ thủy đến nay vẫn chưa xảy ra sự cố, độ an toàn trong quá trình khai thác tàu vỏ thép cao hơn so với tàu vỏ gỗ. Hiệu quả kinh tế mà tàu vỏ thép mang lại cũng rất khả quan... Đây chính là yếu tố động viên, khích lệ ngư dân hướng đến đổi mới tư duy đánh bắt, chuyển sang đóng tàu vỏ thép nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

Yên tâm chất lượng

Ông Nguyễn Trọng Tuấn, cán bộ quản lý Dự án Tàu cá thuộc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển thủy sản Đông Á (Hà Nội) tự hào: “Đơn vị đóng tàu vỏ thép của chúng tôi tính đến thời điểm này có thể nói là hàng đầu trong việc đóng tàu vỏ thép ở Việt Nam. Điều đó được minh chứng qua hai tàu ở Thừa Thiên Huế và nhiều tàu ở các tỉnh khác”.

Các tàu vỏ thép ở Thừa Thiên Huế có kiểu dáng vừa đẹp, vừa tiện lợi và đảm bảo chất lượng. Nếu để xảy ra bất cứ sự cố gì thì công ty sẵn sàng hỗ trợ xử lý, khắc phục kịp thời cho ngư dân. Mô hình đóng tàu vỏ thép của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển thủy sản Đông Á được báo cáo nhiều lần với Tổng cục Thủy sản. Đích thân thứ trưởng Vũ Văn Tám đã mời công ty tham gia báo cáo điển hình về tàu vỏ thép tại hội nghị chuỗi cá ngừ ở Bình Định và tại hội thảo về công tác tổ đội sản xuất ở Quảng Nam tổ chức trong năm 2016. Mô hình đóng tàu của công ty được các địa phương, bộ, ngành đánh giá cao về chất lượng và hiệu quả, ông Đầu Khắc Thành khẳng định.

Ông Tuấn cho rằng, thép đóng tàu tuyệt đối phải có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Những tấm thép phải được phơi ngoài trời từ 4-6 tháng, nếu không bị rỉ rét mới được đưa vào xử lý để đóng tàu, theo quy trình khép kín. Trên bề mặt tấm thép luôn có một lớp ô xít sắt, phải qua dây chuyền, công nghệ xử lý hiện đại, được “bắn bằng các hạt bi sắt” làm sạch cả hai mặt, sau đó sơn và sấy khô mới đảm bảo chất lượng. Lớp sơn ban đầu quyết định chất lượng vỏ tàu, bị rỉ rét hay không. Sơn  cũng được chọn loại chất lượng tốt nhất, phù hợp với điều kiện thường xuyên “dầm mình” trong môi trường nước mặn, mưa nắng. Sau mỗi chuyến khai thác, nếu bị trầy xước sơn thì phải rửa sạch bằng nước ngọt, sau đó xử lý bằng một lớp sơn khác sẽ đảm bảo không bị rỉ rét.

Ông Đầu Khắc Thành thuộc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển thủy sản Đông Á cho biết thêm, để có một chiếc tàu đảm bảo chất lượng thì trước hết khâu thiết kế phải hợp lý, đạt tiêu chuẩn về mặt khoa học, kỹ thuật, phù hợp với nghề khai thác cũng như kinh nghiệm đánh bắt của ngư dân. Trên cơ sở 21 mẫu tàu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công ty đã chọn lọc, làm việc đơn vị tư vấn thiết kế với các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam; sau đó mời các chủ tàu làm việc, trao đổi với các kỹ sư thiết kế, chuyên gia từ 10 ngày đến nửa tháng mới đưa ra quyết định mẫu tàu cho phù hợp.

Mục tiêu cuối cùng là con tàu sau khi hoàn thiện, bàn giao phải đảm bảo tiêu chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với kinh nghiệm, thói quen của ngư dân. Quá trình thi công con tàu luôn có cán bộ kỹ thuật, giám sát 24/24 giờ, ngoài ra còn có sự giám sát của chủ tàu, ngân hàng, đơn vị thiết kế. Nếu cần thiết, chủ tàu có thể lập dự toán thuê riêng một đơn vị giám sát độc lập. Trước khi cho tàu chạy thử đường dài, hay cho tàu xuất bến thì các chủ tàu, ngư dân phải được đào tạo các kỹ năng, kỹ thuật điều khiển, sử dụng các thiết bị, ngư cụ đánh bắt... Mỗi đợt tập huấn kéo dài 3 tuần, có trường hợp chủ tàu đưa lưới cụ đến tận đơn vị đóng tàu để được tập huấn quy trình đánh bắt hải sản...

Bài, ảnh: HOÀNG TRIỀU-NGUYỄN KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Vững bến neo

“Vững bến neo” là tâm nguyện, là sự mong ngóng của bao thế hệ ngư dân vươn khơi bám biển và chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế trong nỗ lực đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu phát triển nghề cá của bà con ngư dân. Và dự án cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão được xây dựng với kinh phí 220 tỷ đồng đã được triển khai và hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng. Nằm trước cửa biển Thuận An, cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão trở thành một điểm kết nối, điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Vững bến neo
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về
Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động

Đơn vị tư vấn giám sát đang thực hiện đo bình đồ luồng cảng và vùng nước trước cầu cảng Thuận An (TP. Huế) và hoàn thiện các thủ tục gửi Cục Hàng hải Việt Nam để đăng ký công bố mở cảng.

Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động
Sớm nâng cấp âu thuyền Phú Thuận

Việc đầu tư nâng cấp khu neo đậu, tránh bão xã Phú Thuận (Phú Vang) nhằm phục vụ sản xuất cho ngư dân trên địa bàn và các vùng lân cận là vô cùng bức thiết, khi âu thuyền này đã xuống cấp nhiều năm.

Sớm nâng cấp âu thuyền Phú Thuận

TIN MỚI

Return to top