ClockThứ Tư, 02/12/2020 14:33

Nỗi lo sau bão, lũ của người dân vùng cao

TTH - Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Quốc Cường bày tỏ, địa phương đang dốc mọi nguồn lực để kịp thời cứu đói cho dân và sửa chữa, dựng lại các nhà tốc mái, xiêu vẹo.

Khôi phục thanh trà sau lũTriển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũTặng quà cho người dân bị ảnh hưởng sau mưa lũ

Các tổ chức, cá nhân hướng về đồng bào vùng cao bị thiệt hại trong bão, lũ

Sau bão lũ, rất nhiều hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) hai huyện Nam Đông, A Lưới mất nhà, mất nguồn thu từ sản xuất.

Chị Hồ Thị Vát, người Cơ Tu, ở xã Thượng Quảng (Nam Đông) đứng trơ người bên đống tường vỡ vụn và mớ phế liệu cột, kèo trộn lẫn những tấm tôn rách nát - nơi trước đây là ngôi nhà mà bao nhiêu năm tích luỹ, vay mượn gia đình chị mới xây dựng được.

“Vợ chồng con cái tui ở trong căn nhà này mới được mấy năm, chừ đang còn nợ tiền vay mượn làm nhà mà đã đổ nát hết rồi, phải đi ở nhờ. Làm răng mà trả được nợ khi tài sản chỉ còn hai bàn tay trắng” - chị Vát nghẹn ngào.

Chị Hồ Thị Hạnh, ở xã Thượng Nhật (Nam Đông) cũng cay đắng không kém. Gom góp bao nhiêu năm mới cất được căn nhà cấp 4, chưa trả xong nợ, giờ cũng thành một đống xà bần ngổn ngang. Chị Hạnh kể, chắt chiu mười mấy năm kể từ ngày cưới mới dành dụm được ít vốn liếng, nhờ đó để vay mượn thêm mới làm nổi căn nhà, nhưng cũng chỉ 4 bức tường chưa tô trét, mấy trụ bêtông và mái lợp tôn. Ngôi nhà đơn sơ như vậy, đã là mơ ước đời người của đồng bào nghèo nơi miền núi này, vậy mà chỉ sau một đêm, khi sáng ra lặng bão tìm về thì cơ ngơi chỉ còn là đống đổ nát. Không chỉ là nỗi đau vì thành quả lao động mất mát, mà còn nỗi lo vốn vay mượn không biết bao giờ trả được.

Đồng bào ở Nam Đông thu dọn cây rừng gãy, đổ sau bão

Đến các xã Hồng Hạ, Hồng Vân, Quảng Nhâm và thị trấn A Lưới (huyện A Lưới), dọc các khu vực chịu ảnh hưởng nặng của bão lũ, thấy rõ nhiều căn nhà tốc mái, xiêu vẹo.

Theo Chủ tịch UBND xã Hồng Hạ, ông Hồ Viết Lương, xã có nhiều căn nhà bị tốc mái hoàn toàn, rất nhiều nhà xiêu vẹo. Toàn xã có gần 90% số hộ sống bằng nghề rừng thì sau bão lũ, nhiều gia đình thiệt hại nặng do cây cao su và rừng tràm bị gãy đổ, vật nuôi bị chết... nên đẩy người dân vào nợ nần.

Anh Hồ Văn Lên, ở thôn Cân Tôm, xã Hồng Hạ, tặc lưỡi: “Nhà bị tốc mái hoàn toàn, vật dụng trong gia đình hư hỏng hết, đến mấy ha rừng cũng bị hư hại. Vốn vay đầu tư trở thành cục nợ, không biết lấy gì trả, làm sao dám nói chuyện đầu tư lại”.

Hai hộ gia đình ông Hồ Văn Tư và Lê Văn Rốc, ở thôn A Năm, xã Hồng Vân cũng sống bằng nghề rừng và chăn nuôi. Ngoài nhà cửa bị tốc mái hoàn toàn, số diện tích rừng và vật nuôi bị thiệt hại trong các đợt bão lũ vừa qua giờ là gánh nặng.

Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Quốc Cường bày tỏ, địa phương đang dốc mọi nguồn lực để kịp thời cứu đói cho dân và sửa chữa, dựng lại các nhà tốc mái, siêu vẹo. Đối với nhà bị sập hoàn toàn sẽ được hỗ trợ 40 triệu đồng, nhà bị hư hỏng trên 70% được hỗ trợ 15 triệu đồng và từ 30% đến dưới 70% sẽ được hỗ trợ với số tiền tương ứng... Ngay sau bão, chính quyền địa phương và người dân đang căng mình khắc phục hậu quả. Tất cả các chính sách, các chương trình của địa phương đều hướng sự ưu tiên đến các hộ đồng bào bị thiệt hại trong bão, lũ.

Ban Dân tộc tỉnh cũng có nhiều hoạt động hỗ trợ các hộ đồng bào bị thiệt hại trong bão lũ vừa qua, góp phần từng bước khôi phục sản xuất, giảm bớt khó khăn.

Ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh cho hay: Ban Dân tộc tỉnh đang xây dựng chương trình phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông lâm nghiệp cho các hộ đồng bào DTTS bị thiệt hại trong bão lũ để chuyển đổi sản xuất cho các hộ. Đồng thời, nghiên cứu chính sách, lồng ghép hỗ trợ về cây, con giống và phân bón, thức ăn chăn nuôi để các hộ khôi phục sản xuất, từng bước ổn định cuộc sống.

Trong các đợt bão lũ vừa qua, vùng đồng bào DTTS trong toàn tỉnh bị thiệt hại với 51 căn nhà sập và hư hỏng nặng trên 70%. Số lượng nhà bị tốc mái từ 30% đến dưới 70% có gần 1.700 căn, trong đó A Lưới có gần 1.300 nhà và Nam Đông gần 400 căn nhà. Về sản xuất, bị thiệt hại hơn 2.500 ha rừng keo và hơn 1.500 ha cao su đang khai thác bị gãy đổ; hơn 25 ha cây hàng năm, hơn 10 ha cây ăn quả bị gãy đổ, gần 30 ha rau màu các loại bị ngập úng, hằng trăm con gia súc, gia cầm bị chết do ngập lụt và hơn 30ha ao cá bị nước cuốn trôi...

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dubai và nhiệm vụ dọn dẹp thành phố quy mô lớn sau lũ

Dubai, một thành phố trên sa mạc nổi tiếng về vẻ đẹp hiện đại phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề là dọn sạch những con đường bị ngập nước và “giải cứu” những ngôi nhà chìm trong nước 2 ngày sau khi một cơn bão kỷ lục quét qua khiến Dubai hứng chịu những trận mưa lớn, với lượng mưa trong một năm đã đổ xuống chỉ trong một ngày.

Dubai và nhiệm vụ dọn dẹp thành phố quy mô lớn sau lũ
Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Return to top