ClockThứ Năm, 06/02/2020 10:38

Pha chế dung dịch sát khuẩn phải đúng quy trình, đúng cách

TTH.VN - Đó là khẳng định của PGS.TS. Trần Đình Bình, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Phó trưởng Bộ môn Vi sinh Trường đại học (ĐH) Y dược, ĐH Huế khi chia sẻ với Thừa Thiên Huế Online về vấn đề liên quan đến việc pha dung dịch sát khuẩn.

Phòng chống dịch virus corona mọi lúc, mọi nơiBình tĩnh và hiểu đúng cách phòng dịch virus coronaBố trí khu vực riêng cho khách du lịch nước ngoài chưa thể quay về nước

Theo PGS.TS. Trần Đình Bình, dung dịch sát khuẩn rất tốt khi sử dụng trong phòng dịch, nhất là giai đoạn hiện nay đang có dịch virus corona. Tuy nhiên, nếu không am hiểu cách pha chế, không nên tự làm vì không hiệu quả, thậm chí là phản tác dụng.

PGS.TS. Trần Đình Bình, Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Phó Trưởng Bộ môn Vi sinh Trường ĐH Y dược trao đổi với Thừa Thiên Huế Online

Hiện nay, có nhiều cá nhân, đơn vị làm nước sát khuẩn để phòng chống dịch virus corona, PGS có đánh giá gì về vấn đề này?

Trước tiên, tôi cho rằng, việc sản xuất, pha chế các dung dịch sát khuẩn cho thấy người dân có ý thức chủ động phòng chống dịch. Đối với các đơn vị sản xuất, cung ứng miễn phí (trừ những trường hợp có mang tính chất vụ lợi) cho thấy tinh thần cộng đồng đáng quý, khắc phục những khó khăn trong bối cảnh dịch.

Tuy nhiên, về chuyên môn đối với các cá nhân, gia đình, đơn vị nếu không am hiểu trong việc pha chế dung dịch sát khuẩn thì không chỉ không mang lại hiệu quả, ngược lại còn để lại những điều đáng tiếc, bởi dung dịch sát khuẩn phải được pha đúng quy trình theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và được kiểm chuẩn.

PGS có thể nói rõ hơn về quy trình và cách pha dung dịch sát khuẩn?

Có thể hiểu ngắn ngọn, cách pha 10 lít dung dịch sát khuẩn thì có 8.333 ml cồn etanol nồng độ là 96%, thêm vào đó là 417 ml oxy già 3% cùng với 147ml glycerin 100% và 1,1 lít nước cất.

Sau khi pha phải để lắng trong 72 giờ và trong thời gian đó phải kiểm chuẩn độ cồn và độ nhiễm khuẩn trước khi sử dụng.

Có hai việc cần phải chú ý là sau khi pha và sau 72 giờ độ cồn phải đạt 79 – 80%, còn thấp hơn thì sử dụng sẽ không hiệu quả. Thứ hai là, dung dịch sát khuẩn phải không có vi khuẩn. Để đạt được điều đó thì khi pha chế xong phải xét nghiệm vi sinh.

Việc pha dung dịch sát khuẩn không đúng cách gây ra những tác hại gì, thưa PGS?

Nếu pha không đúng cách, chắc chắn không đủ khả năng để khử khuẩn và loại bỏ các vi sinh gây bệnh.

Nguy hiểm hơn, pha không đúng cách có thể gây kích ứng da, nhất là ngứa và các phản ứng trên da. Thậm chí, có thể dẫn đến các nhiễm trùng vết thương trên da.

Cán bộ y tế ở Bệnh viện Trường ĐH Y dược Huế giúp người dân sử dụng dung dịch sát khuẩn

Qua kinh nghiệm, PGS thấy có những sai lầm nào trong quá trình pha dung dịch sát khuẩn?

Các cá nhân, gia đình thường có những nhầm lẫn hay sai lầm trong việc pha dung dịch sát khuẩn. Điển hình là họ thường hay thêm các loại hóa chất như tinh dầu hay muối… trong khi điều đó có thể dẫn đến kích ứng da.

Ngoài ra, cần phải tránh để độ cồn quá cao, dễ gây nguy cơ cháy nổ. Đây là điểm nhiều người ít để ý. Thông thường khi pha dung dịch sát khuẩn, chúng tôi phải làm việc trong không gian, phòng làm việc an toàn, không bật quạt, thậm chí phải ngắt hệ thống điện để đảm bảo an toàn.

PGS có khuyến cáo gì cho người dân trước vấn đề pha dung dịch sát khuẩn và việc phòng chống dịch virus corona?

Tôi cho rằng, lo lắng về dịch là điều dễ hiểu nhưng đừng quá hoang mang, đồng thời phải biết cách. Ở gia đình hay các đơn vị, nếu không có nước sát khuẩn, không biết cách pha thì có thể sử dụng xà phòng hoặc xà phòng diệt khuẩn. Trên thực tế, xà phòng hoặc xà phòng diệt khuẩn rất tốt và việc rửa tay đúng cách bằng xà phòng diệt khuẩn còn tốt không kém gì dung dịch sát khuẩn.

Ở nhà, có thể dự phòng các loại tinh dầu. Kinh nghiệm dân gian có thể sử dụng được, đó là sử dụng các loại tinh dầu như dầu tràm, dầu gió… để loại virus trong không gian nhà ở. Phương pháp đơn giản mà ít người để ý là chỉ cần bôi một ít dầu khi ra đường có khả năng loại được virus, ngăn ngừa virus vào đường hô hấp (chú ý không sử dụng các loại tinh dầu bôi vào mũi cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi).

Đối với các đơn vị và trường học, cần bố trí dung dịch rửa tay, quan trọng và dễ nhất là xà phòng diệt khuẩn. Cần thường xuyên thu gom rác thải như khẩu trang y tế, chất thải bỏ như chất thải y tế nguy hại và đeo khẩu trang đúng cách.

Đối với việc pha dung dịch sát khuẩn, tôi cho rằng nếu không biết cách pha, các cá nhân, gia đình không nên thử bởi nếu làm sai cách có thể gây ra tác dụng ngược. Riêng các trường hợp đến bệnh viện, hiện nay các cơ sở y tế đều có dung dịch sát khuẩn miễn phí để phục vụ bệnh nhân nên người dân có thể an tâm.

Xin cảm ơn PGS về cuộc trao đổi!

Hữu Phúc (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng dịch bảo vệ đàn gia súc, gia cầm

Ngành nông nghiệp cùng với các địa phương, hộ chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống không để xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi gia súc, gia cầm (GSGC) theo tinh thần không chủ quan, lơ là sau lũ.

Phòng dịch bảo vệ đàn gia súc, gia cầm
Phòng dịch khi lũ rút

Trong và sau mưa lũ, Sở Y tế tổ chức họp trực tuyến nắm bắt tình hình, đồng thời chú trọng phòng, chống dịch ở Phú Vang, Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền... Tại các cơ sở y tế vùng thấp trũng, việc xử lý môi trường, truyền thông cho người dân được thực hiện ngay khi nước rút…

Phòng dịch khi lũ rút
Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19

Tại buổi làm việc các ngành, địa phương về công tác tiêm chủng trên địa bàn tỉnh chiều 10/11 do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì, các cơ quan chức năng nhận định, tình hình dịch COVID-19 vẫn còn rất phức tạp.

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19
Phòng dịch sau mưa lũ

Ngoài phòng, chống thiên tai, khôi phục sản xuất, công tác khám, chữa bệnh, phòng dịch sau mưa lũ đóng vai trò quan trọng không kém. Những loại bệnh thường xuất hiện do tác động từ ô nhiễm môi trường được ngành y tế đặc biệt lưu tâm.

Phòng dịch sau mưa lũ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top