ClockThứ Hai, 30/05/2016 14:09

Phải biết linh động

TTH - Trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, việc huy động các nguồn lực để xã hội hóa trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông như hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là hết sức cần thiết; nhằm từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông, góp phần đắc lực trong phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, việc thu phí để hoàn vốn là điều lẽ nhiên; song, lại nổi lên nhiều vấn đề bất cập, tạo ấm ức cho lái xe, chủ phương tiện và cả người dân.

Một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây là việc bố trí trạm thu phí BOT. Thật chất mà nói, chủ dự án muốn tìm cách đặt trạm thu phí ở vị trí sao cho kiểm soát được nhiều phương tiện nhất để tăng nguồn thu; nên xảy ra chuyện, nhiều phương tiện chỉ lưu thông trên tuyến thuộc dự án một vài km, thậm chí không đi qua tuyến thuộc phạm vi dự án cũng phải đóng phí. Như trạm thu phí hầm đường bộ Phước Tượng- Phú Gia được đặt kéo về phía nam, cách hầm đến 7 km, gần với hầm đường bộ Hải Vân; với vị trí này, các phương tiện ở thị trấn Lăng Cô vào Đà Nẵng hay từ Đà Nẵng ra Lăng Cô không đi qua hầm nhưng phải đóng phí. Chủ dự án giải thích rằng, để đảm bảo khoảng cách với trạm thu phí Phú Bài tối thiểu là 70km theo quy định của Bộ Tài chính…

Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho là bao biện, bởi nếu đặt ở đó thì lại quá gần với trạm thu phí qua hầm đường bộ Hải Vân đặt tại Đà Nẵng, với khoảng cách chỉ hơn 10 km. Mặc dầu, chủ dự án đã đề xuất miễn giảm cho các trường hợp phương tiện ở trong khu vực; song, sẽ rất phức tạp, bởi phương tiện có được miễn giảm hay không thì qua trạm cũng phải dừng lại để kiểm tra, ảnh hưởng đến thời gian lưu thông; hoặc nếu như phương tiện tuy ở trong khu vực được miễn giảm nhưng trong thực tế có lưu thông từ nơi khác đến (từ Lăng Cô lên Huế rồi ngược lại vào Đà Năng chẳng hạn) thì liệu có kiểm soát được. Tại sao không đặt trạm thu phí đoạn giữa 2 hầm Phước Tượng? Phú Gia có khoảng cách đến 15 km, lại khá bằng phẳng?

Theo chúng tôi, quy định khoảng cách giữa 2 trạm thu phí trên một đoạn đường tối thiểu 70 km là hợp lý nhưng phải tùy vào vị trí của dự án, điều kiện thực tế để linh động đặt trạm thu phí cho phù hợp. Ngoài bố trí trạm thu phí không hợp lý, một số đoạn của dự án BOT khi mới đưa vào khai thác bị xuống cấp hay việc bố trí các con lươn quá dài; điểm quay đầu xe, sang đường quá xa với các trục đường đấu nối, nảy sinh trình trạng phương tiện trong các khu dân cư ra đi ngược chiều, ảnh hưởng đến tốc độ phương tiện lưu thông trên tuyến. Những tồn tại đó cần sớm được điều chỉnh, khắc phục để mỗi lần người điều khiển phương tiện qua trạm đóng phí mà khỏi bị ấm ức!

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”
Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai

Chiều 28/3, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành phẫu thuật cho nhóm bệnh nhi Gia Lai. Đây là các trường hợp được Quỹ Friedens Kinder (Đức) tài trợ chi phí mổ.

Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai
Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn

Đây là thời điểm mà cả hệ thống chính trị trong tỉnh tăng tốc thực hiện công tác dân vận (DV), nhất là “DV khéo” để củng cố, tạo sự đồng thuận cao hơn nữa của người dân, hướng đến mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết (NQ) 54 của Bộ Chính trị.

Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn
Return to top