Thế giới

Pháp tái phong tỏa toàn quốc trong vòng 5 tuần để chống dịch Covid-19

ClockThứ Năm, 29/10/2020 08:04
Trong buổi tối cơ quan Y tế Pháp công bố thêm hơn 36.500 ca nhiễm virus Sars-CoV-2 và 244 ca tử vong liên quan dịch Covid-19 trong vòng 24 giờ, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã xuất hiện trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia lần thứ hai trong vòng 2 tuần qua để công bố các biện pháp bổ sung chống dịch Covid-19. Nếu như lần xuất hiện trước, ông Macron công bố áp đặt lệnh giới nghiêm tại nhiều khu vực đô thị lớn, thì lần này, Tổng thống Pháp quyết định tái phong tỏa toàn quốc.

Thế giới đã ghi nhận 44 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2Châu Âu hành động khẩn cấp khi đại dịch diễn biến nghiêm trọngThế giới đã có hơn 43,3 triệu ca mắc Covid-19Hoạt động kinh doanh của khu vực đồng Euro tiếp tục giảmTập đoàn hàng không lớn nhất Nhật Bản sẽ cắt giảm 3.500 việc làm trong 3 nămHoa Kỳ: Một số bệnh viện rơi vào khủng hoảng bởi số ca nhiễm COVID-19 tăngASEAN, Liên Hiệp Quốc hợp tác chống lại đại dịch và thúc đẩy rà phá bom mìn

Pháp tái phong tỏa toàn quốc lần 2 trong vòng 5 tuần. Ảnh: Le Monde

Tổng thống Pháp nhấn mạnh, sau khi tham vấn các nhà khoa học, đối thoại với các lực lượng chính trị, kinh tế, xã hội, sau khi trao đổi với tất cả các đối tác châu Âu, cân nhắc sự ủng hộ cũng như phản đối, quyết định cần phải tái phong tỏa kể từ thứ sáu 30/10. Toàn bộ lãnh thổ quốc gia đều có liên quan, riêng các tỉnh và lãnh thổ hải ngoại sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. 

Như vậy, nước Pháp sẽ tái phong tỏa kể từ rạng sáng thứ sáu, ngày 30/10, và kéo dài ít nhất đến ngày 1/12, tức trong vòng gần 5 tuần. Trong thời gian phong tỏa, biên giới giữa Pháp và các quốc gia thành viên EU hay không gian Schengen vẫn mở, nhưng biên giới giữa EU và không gian Schengen với thế giới sẽ tiếp tục đóng.

Trong thời gian này, ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ được quy định cụ thể, việc đi lại sẽ bị hạn chế, người dân Pháp không được phép di chuyển giữa các vùng hành chính.

Các địa điểm tiếp đón người dân như nhà hàng, quán bar, quán cà phê hay các cửa hàng được cho là không thiết yếu sẽ phải đóng cửa. Người lao động được khuyến khích làm việc từ xa nhiều nhất có thể. Theo Tổng thống Pháp, cứ 15 ngày, nước Pháp sẽ đánh giá tổng thể tình hình một lần để điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp.

Tuy nhiên, khác với đợt phong tỏa toàn quốc hồi giữa tháng 3, trong đợt phong tỏa sắp tới, nhiều cơ sở công, đặc biệt là các trường học sẽ tiếp tục hoạt động bình thường.

Ông Macro cho rằng, so với hồi tháng 3, tháng 4, chúng ta đã học hỏi được nhiều và chúng ta đã tiến bộ. Vì vậy, một vài quy định cũng sẽ thay đổi. Các nhà trẻ, trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông sẽ tiếp tục mở cửa, với các quy định y tế được tăng cường. Ngược lại, các trường đại học sẽ dạy và học trực tuyến.

Theo Tổng thống Pháp, mục tiêu của đợt phong tỏa 5 tuần sắp tới là giảm số ca nhiễm vi rút hàng ngày, hiện khoảng 40 nghìn ca, xuống còn khoảng 5 nghìn ca. Tất cả các biện pháp cụ thể, chi tiết hơn, sẽ được Chính phủ Pháp công bố vào tối ngày thứ Năm, 29/10, sau khi có kết quả bỏ phiếu ở Quốc hội về các biện pháp này và ít giờ trước khi lệnh tái phong tỏa có hiệu lực.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Pháp chạy đua để mang đến một kỳ Olympic không có muỗi gây bệnh

Pháp đang phải đối mặt với một nhiệm vụ đầy thách thức để đảm bảo Thế vận hội Paris 2024 sắp tới không có mối đe dọa từ các bệnh do muỗi truyền, trong bối cảnh muỗi vằn mang virus làm lây lan các bệnh truyền nhiễm đang trở thành mối đe dọa ngày càng lớn ở châu Âu.

Pháp chạy đua để mang đến một kỳ Olympic không có muỗi gây bệnh
Return to top