ClockThứ Hai, 20/04/2020 06:00

Phòng dịch ngay từ cơ sở

TTH - Cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đang trong giai đoạn cao điểm. Phòng dịch ngay từ cơ sở đang được các địa phương trên toàn tỉnh áp dụng, góp phần đẩy lùi COVID-19.

Cùng vào cuộc phòng, chống dịch bệnhHướng dẫn thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về cách ly xã hộiÝ thức trách nhiệm vì cộng đồng quyết định thắng lợi trong phòng chống dịch COVID-19

Lực lượng cán bộ y tế kiểm soát đo thân nhiệt tại ga Huế

Ngoài dân cư bản địa, những ngày dịch COVID-19 bùng phát, hầu như ở khắp các địa phương đều đón nhận các công dân từ khắp các tỉnh, thành và người nước ngoài đến lưu trú. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị về việc thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19, các địa phương đã tổ chức ra soát công dân sở tại, thực hiện các biện pháp khai báo y tế, thăm khám cho các đối tượng như người già.

Với địa phương ven biển Phú Vang, sau khi có văn bản chỉ đạo của cấp trên, việc giám sát công dân ngay lập tức được triển khai. Ngành y tế phối hợp với lực lượng công an, đoàn viên thanh niên đến từng nhà để hỗ trợ người dân khai báo y tế, tải ứng dụng NCOVI. Tất cả các xã đều rà soát, lập danh sách các công dân trở về từ các địa phương khác. Chủ tịch UBND xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) Đặng Tiến Tùy cho biết, địa phương này đã cắt cử cán bộ theo dõi, giám sát từng thôn xóm, nhằm kiểm tra số lượng dân cư, lao động ngoài địa phương đến lưu trú. Khi có những trường hợp bất thường sẽ thông tin ngay lập tức đến cơ quan chức nănng để kịp thời xử lý.

Theo bác sĩ CKII Trương Như Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Vang, từ khi xảy ra dịch COVID-19, cán bộ y tế phối hợp với cán bộ địa phương tuyên truyền dịch bệnh đến người dân các xã, tổ chức thăm khám cho các đối tượng đặc biệt như, người già, người có các bệnh nền, nếu phát hiện trường hợp ho, sốt sẽ tiến hành cách ly, theo dõi. “Chúng tôi đặc biệt chú ý đến các xã có số lượng kiều bào sinh sống ở nước ngoài nhiều. Để thực hiện tốt việc giám sát, cán bộ y tế huyện phối hợp với cán bộ địa phương đến từng hộ dân để thực hiện việc khai báo. Khi xuất hiện hay có thông tin người địa phương khác đến Phú Vang chúng tôi ngay lập tức xác minh để tiến hành cách ly. Trong giai đoạn giãn cách xã hội nhưng chúng tôi vẫn thường xuyên cập nhật thông tin từ cơ sở”, bác sĩ Trương Như Sơn thông tin.

Ngoài lực lượng cán bộ y tế tuyến huyện, đội ngũ trạm y tế xã, phương đóng vai trò nòng cốt trong việc bám cơ sở để kiểm soát công dân. Những ngày này, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Thủy Phù (TX. Hương Thủy) Ngô Đắc Sỹ liên tục cập nhật số lượng lao động xa quê trở về địa phương, bởi tại Thủy Phù không ít trường hợp lao động từ Lào hồi hương. Sau khi thực hiện cách ly theo quy định tại các khu cách ly tập trung, những trường hợp này buộc phải cách ly ở nhà, việc giám sát vì thế rất quan trọng. “Cùng với lực lượng công an, chúng tôi đã tổ chức rà soát cặn kẽ các trường hợp lao động từ Lào trở về đã thực hiện cách ly tập trung. Thông tin tuyên truyền dịch bệnh COVID-19 được phát trên hệ thống truyền thanh đến tận các thôn, xóm. Để kiểm soát tốt chúng tôi tuyên truyền các gia đình chủ động khai báo y tế. Ai có thông tin liên quan đến dịch cũng báo cho cán bộ chuyên môn”.

Nhằm tránh bỏ lọt các đối tượng, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhiều lần chỉ đạo, các địa phương cần tiếp tục tăng cường, nâng cao năng lực quản lý điều hành của chính quyền cấp cơ sở, có giải pháp kiểm soát thường xuyên biến động về dân cư trên địa bàn mình cùng với việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để thực hiện việc kê khai y tế. Phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” đã được các địa phương áp dụng sớm, song hiện nay cần phải nâng cao mức độ hơn nữa, đó là  phải  “rà từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”.

Với phương châm này, từ ngày 25/3 đến nay, TP. Huế đã rà soát và ra quyết định cách ly nhiều trường hợp tại nơi lưu trú, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm đối với tất cả các trường hợp người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập cảnh vào Việt Nam. Lãnh đạo TP. Huế cho biết, thành phố cũng đã huy động đội ngũ bác sĩ, y tá trực tiếp đến thăm khám, cấp thuốc cho các đối tượng là cán bộ hưu trí, người già có bệnh nền theo bảng kê khai y tế của người dân, trong đó các phòng khám đa khoa khu vực 2, 3 cũng tham gia nhằm hạn chế tối đa các trường hợp đang điều trị hoặc có bệnh nền đến bệnh viện và các trung tâm y tế. Trong đó, đã tổ chức tập huấn cho các phòng ban, 27 phường về cập nhật phần mềm báo cáo hàng ngày số liệu các trường hợp cách ly, đối tượng khách nghi ngờ F1, F2 ở các phường và thông tin điều tra dịch tễ.

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nhiều hoạt động trong xã hội chậm lại nhưng những người làm công tác phòng chống dịch, các lực lượng, chính quyền các cấp, phải tăng tốc để cùng chung tay ngăn chặn, đẩy lùi dịch COVID-19. Sắp tới, số lượng người ra khỏi cơ sở cách ly ngày càng nhiều nên việc được theo dõi và giám sát sức khỏe ngay từ tuyến cơ sở phải được đặt lên hàng đầu.

Bài, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Chả bò Đà Nẵng - Review 6 cơ sở bán chả bò ngon, ship tận nơi

Đi Đà Nẵng nên mua đặc sản gì làm quà? Đặc sản nổi tiếng Đà Nẵng không thể bỏ lỡ? Đây là những từ khóa mà du khách cực kỳ quan tâm khi có dịp du lịch đến phố biển. Nhắc đến đặc sản ngon, nổi tiếng Đà thành, sẽ là một sự thiếu sót nếu bỏ qua món chả bò Đà Nẵng. Với uy tín đến từ thương hiệu và chất lượng sản phẩm, chả bò Đà thành sẽ khiến du khách trầm trồ khi có dịp thưởng thức.​

Chả bò Đà Nẵng - Review 6 cơ sở bán chả bò ngon, ship tận nơi
Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế

Thừa Thiên Huế đang tập trung xây dựng để gia nhập vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO với tôn chỉ hướng tới là thúc đẩy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị bền vững. Có 7 lĩnh vực sáng tạo được xác định để UNESCO xét ghi danh, tham gia mạng lưới, gồm: thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, điện ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông đa phương tiện và âm nhạc. Trong những lĩnh vực đó, Thừa Thiên Huế chọn ưu thế về tiêu chí Ẩm thực để tiến hành điều nghiên, lập hồ sơ trình xét trong năm 2024.

Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế
Return to top