ClockThứ Hai, 03/09/2018 08:12

Quy hoạch lại mạng lưới gần 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hiện cả nước đang có 1.954 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), với gần 400 trường cao đẳng, hơn 550 trường trung cấp, hệ thống cơ sở GDNN cấp huyện. Bên cạnh các trường tuyển sinh và đào tạo tốt, không ít cơ sở đang "lay lắt" và đối diện khó khăn vì không có học sinh.

Cơ quan chức năng sẽ quy hoạch gần 2.000 trường nghề theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Ảnh: HN

Sắp tới, Bộ LĐTBXH sẽ sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới "chằng chịt" này. Trước đó, trong 2 năm qua, Bộ LĐTBXH đã rà soát, sắp xếp và quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Kết quả, đã giảm được 35 trường cao đẳng, 328 cơ sở nghề nghiệp ở các huyện theo phương châm tích hợp lại 3 trong 1 và 2 trong 1. Cụ thể, cứ 3 trung tâm giáo dục dạy nghề, giáo dục thường xuyên và giáo dục tổng hợp sẽ sáp nhập làm 1 hoặc 2.

Theo kế hoạch, có 3 giai đoạn tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, đến năm 2021, giảm 10% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, 10% biên chế, 10% cơ sở tự chủ. Đến năm 2025, con số này là 20%, năm 2030 là 40%. Hiện nay, giáo dục nghề nghiệp đang có nhiều khởi sắc. Nhiều trường nghề hoạt động hiệu quả và có chất lượng. Nhìn tổng thể, quy mô các trường nghề có xu hướng tăng, mức độ hài lòng của người học và doanh nghiệp được cải thiện. Kết quả tuyển sinh trung cấp trong những năm gần đây có xu hướng tăng, cụ thể năm 2016 là 290.231 học sinh, năm 2017 là 310.000 học sinh, năm 2018 ước khoảng 320.000 học sinh, trong đó có khoảng 85-90% là học sinh tốt nghiệp THCS.

Tuy nhiên, dạy nghề chỉ có cơ hội phát triển khi gắn với việc cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp trên địa bàn. Trên thế giới, tỷ lệ phân luồng vào học nghề của các quốc gia rất cao. Tại hầu hết các nước, tỷ lệ học sinh vào học nghề luôn đạt hơn 50%. Việt Nam cũng đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 30% học sinh vào học nghề, tuy nhiên, tỷ lệ học sinh vào học nghề những năm qua còn thấp. Đây được cho là hệ quả của quá trình lâu dài xã hội chạy theo tâm lý chuộng bằng cấp, khiến hệ thống giáo dục thực hiện phân luồng và định hướng người học không đúng với yêu cầu phát triển thị trường lao động.

Theo Lao động

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sứ mệnh của Huế

Kết thúc bài phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ phát huy bản sắc, đặc trưng để hướng đến các giá trị mới, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Sứ mệnh của Huế
Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

Chiều 8/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị để nghe Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 và thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

TIN MỚI

Return to top