ClockThứ Tư, 27/05/2020 06:51

Rồi dần xa…

TTH - “Anh biết gì mà hỏi chuyện công việc của tui? Mà nếu tui nói, anh có hiểu được không?” – “Nguyên văn lời cô ấy là thế, chị ạ. Thú thiệt là tui đứng hình. Công việc hai vợ chồng khác nhau, có khi tui cũng muốn kiếm chuyện này chuyện kia hỏi vợ cho vui cửa, vui nhà…nhưng kể từ lúc đó, ngày đó, năm đó, tui không bao giờ nói chuyện về công việc với cô ấy nữa. Việc của tui cũng rứa, ai mô lo chuyện nấy…”.

Chuyện tình yêu!Đừng để hối tiếcNỗi lòng của má

Người đàn ông kể câu chuyện này với tôi, giọng không ra buồn cũng chẳng ra vui. Có vẻ như trong anh còn lắm nỗi niềm, nhưng tôi ngại đụng đến nỗi buồn, và đó là câu chuyện khá tế nhị, nếu không khéo trong chia sẻ, rất dễ trở thành người khoét thêm khoảng cách.

Tôi cũng đã nghĩ một chút về bản thân mình. Một đêm cách đây khá lâu, con gái tôi, trong cuộc cà phê tối “giữa những người phụ nữ” nói với mẹ chuyện này chuyện kia. Con gái hôm đó cũng nghiêm túc một câu rằng “nhà mình ít nói chuyện với nhau. Mẹ hay đi công tác, ba thì hay về muộn…”. Trong lời của con, có thể thấy căn nguyên của vấn đề, nhưng giọng con nghe buồn tênh. Con làm tôi bối rối khi bảo, nhà bạn con vui lắm tê. Con đến đó một lần mới nhận ra cái mà nhà mình thi thoảng mới có.

Lúc đó, tôi cũng đã không nói thêm về lý do. Mà có nói, thì cũng bằng thừa vì thật ra, nếu cố gắng thu xếp, không phải là không có cách giải quyết. Tôi nhận ra có những khi về nhà lúc đã ngấm mệt; rồi loay hoay một lúc với việc nhà mà dù đã khá tinh tươm, người phụ nữ nào cũng nhìn thấy cái mình cần phải làm. Rồi thì một ít thời gian nữa, cho lướt mạng, ti vi. Vợ chồng con cái, có khi chỉ còn là dăm ba câu rời rạc.

Điều mà con gái nói  hôm ấy, đã “đánh thức” rất nhiều thứ mà tôi đã bỏ qua. Những câu chuyện về nghề, về ai đó, một bài báo phân tích rất hay về tình hình kinh tế; một câu chuyện đang được người ta rôm rả bình luận trên mạng, chuyện học của út ở nhà hay một cuốn sách thú vị vừa mua, một vài chuyến đi chơi xa gần của cả nhà trong mùa hè… đã dần lấp lại những khoảng cách mà tự chúng tôi đã nhích dần ra.

Hôm đó, người đàn ông gặp trong chuyến công tác, không hiểu vì sao lại nói với tôi, dù chỉ một chút về gia đình mình. Thực ra là mối quan hệ giữa hai vợ chồng anh. “Nói thiệt với chị, tui giờ làm xong, nếu không đi nhậu với bạn thì ra vỉa hè làm vài chai bia lạnh. Về nhà chỉ ngủ thôi. Tiền nong thì làm tròn trách nhiệm bằng cách chuyển khoản qua ATM, vài ba khi có chút dư thì cầm về đưa cho mẹ hắn. Rứa là xong. Khi trẻ mình khác, giờ có chút tuổi tác rồi thấy mọi thứ cũng khác. Tui chỉ nghĩ vì con…”.

Hôm đó, tôi thấy mình cũng hơi có vẻ lý thuyết và lằng nhằng khi bảo nếu không còn yêu thì còn nghĩa. Ờ mà khi nói điều đó, đã thấy một khoảng cách rồi. Nếu cuộc sống mà cứ thế hoài, nghĩa là chúng ta cũng đang xa nhau dần còn gì…

An Nhi

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Lan tỏa tình yêu Huế xưa

Nhìn thấy được sức mạnh của mạng xã hội, Đào Hữu Quý thử thách bản thân bằng việc trở thành “nhà sáng tạo nội dung” (content creator), “nhồi nặn” sức hút của vẻ đẹp truyền thống Huế thành những video về văn hóa Huế… đăng lên mạng xã hội, khởi đầu là các món ăn độc lạ của Cố đô.

Lan tỏa tình yêu Huế xưa
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân
Tết muộn

Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển quanh năm đượm mùi tôm cá. Tết của những làng chài ven biển cũng không khác gì ở những nơi khác, có chăng chỉ là tuổi thơ của tôi gắn liền với những chuyến đi biển xa biền biệt của ba. Vì thời gian tết về thì ở chỗ chúng tôi cũng là lúc bắt đầu mùa cá. Khi ấy những người đàn ông sẽ dong thuyền ra khơi và có khi đi cả tháng trời mới về. Tết của chúng tôi khi ấy vừa là hòa vào không khí chung của ngày lễ cổ truyền, vừa là sự chờ đợi và cầu bình an cho những người chủ gia đình đang lênh đênh trên sóng.

Tết muộn
Return to top