ClockThứ Năm, 08/07/2021 16:56

Sẵn sàng tiếp nhận người về từ vùng có dịch với điều kiện phải đăng ký để chủ động

TTH.VN - Chiều 8/7, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc họp báo để thông tin về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, trong đó có nội dung tiếp nhận người về/đến địa phương từ vùng có dịch.

Hỗ trợ chi phí cho người cách ly y tế tập trung trong thời gian phòng chống dịch COVID-19Thừa Thiên Huế cách ly 21 ngày với người về/đến từ Quảng NgãiChủ động, sẵn sàng xử lý các tình huống dịch bệnh phát sinh

Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tại buổi họp báo

Trưa 8/7, thông qua báo chí, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế nhận được thông tin có 26 công dân Thừa Thiên Huế trở về từ TP. Hồ Chí Minh phải xuống ga Đông Hà ( Quảng Trị) trong khi người dân chỉ muốn về cách ly tại Thừa Thiên Huế. Thông tin trên đã tạo dư luận khi nhiều người cho rằng Thừa Thiên Huế không tạo điều kiện đón công dân địa phương trở về từ vùng có dịch, đồng thời “đẩy” gánh nặng phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho địa phương khác.

Ngay đầu buổi họp báo, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 của tỉnh khẳng định: Liên quan đến 26 công dân của Thừa Thiên Huế được tỉnh Quảng Trị đưa đi cách ly tập trung, Thừa Thiên Huế hoàn toàn không nhận được thông tin từ tỉnh bạn, cũng như việc đăng ký về địa phương của chính người dân, mà thông tin được tiếp nhận qua báo chí.

Trước đó, trước ngày 7/7, Thừa Thiên Huế đã có thông báo về việc dừng bán vé tàu từ TP. Hồ Chí Mình về Huế từ trước 7/7 và khuyến cáo công dân ở vùng dịch không về Huế trừ trường hợp khẩn cấp. Việc công dân lựa chọn việc mua vé xuống ga Đông Hà và được tỉnh Quảng Trị đưa đi cách ly do về từ vùng có dịch là tỉnh thực hiện theo biện pháp phòng chống dịch của địa phương, hoàn toàn không phải do tỉnh Thừa Thiên Huế đùn đẩy trách nhiệm – ông Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

Hiện nay, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, Thừa Thiên Huế đã nhiều lần điều chỉnh, bổ sung các biện pháp phòng chống dịch bệnh, trong đó có các phương án tiếp nhận người đến/về từ các vùng có dịch. Riêng đối với người đến/về từ TP. Hồ Chí Minh, kể từ ngày 19/5, cách ly tập trung tối thiểu 21 ngày khi đến Thừa Thiên Huế.

Để giảm áp lực và đảm bảo an toàn cho Thừa Thiên Huế khi tiếp nhận số lượng người đến/về từ vùng dịch nhiều hơn khả năng có thể, từ ngày 5/7, Bộ Giao thông vận tải thống nhất tạm dừng các chuyến bay chở khách giữa TP. Hồ Chí Minh với Thừa Thiên Huế. Tiếp đó, từ chiều 6/7, ngành đường sắt cũng quyết định tạm dừng bán vé cho hành khách lên tàu tại TP. Hồ Chí Minh.

PGS.TS. Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế cung cấp thông tin cho báo chí

Tuy vậy, ông Nguyễn Văn Phương cũng cho biết: Chỉ riêng trong ngày 8/7, số người đến/về Thừa Thiên Huế từ TP. Hồ Chí Minh là 135 người (tính đến hồi 14 giờ). Điều đó khẳng định, Thừa Thiên Huế hoàn toàn không phải không tiếp nhận người đến/về từ vùng dịch. Tính từ ngày 27/4, có hơn 10.000 người từ TP. Hồ Chí Minh đã đăng ký về Huế qua hệ thống điện tử và đã được sàng lọc. Trong đó, có 2.114 người được cách ly tập trung.

“Trong tình hình hiện nay, chúng tôi sẵn sàng đón tiếp người đến/về từ vùng dịch với điều kiện phải đăng ký trước để địa phương chủ động tổ chức cách ly trong khả năng cho phép. Đối với 26 công dân Thừa Thiên Huế đang được cách ly tập trung tại tỉnh Quảng Trị, chúng tôi sẵn sàng phối hợp với tỉnh Quảng Trị để đảm bảo phương án an toàn nhất cho người dân”, ông Phương khẳng định.

Tại buổi họp báo, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế cung cấp cho báo chí nhiều thông tin liên quan đến các biện pháp phòng chống dịch bệnh mà địa phương đang áp dụng.

Quan điểm phòng chống dịch bệnh của Thừa Thiên Huế là không ngăn sông cấm chợ. Hàng hóa vẫn đảm bảo lưu thông. Trong giới hạn cho phép, người dân trong tỉnh vẫn có thể tổ chức những hoạt động phục vụ nhu cầu cuộc sống theo quy mô nhỏ theo quy định của tỉnh. Hạn chế người di chuyển đến/về từ vùng dịch. Trong những trường hợp đặc biệt, Thừa Thiên Huế sẵn sàng phối hợp với các địa phương có dịch để người bị mắc kẹt do dịch bệnh vẫn có thể được về nhà, với điều kiện tạo điều kiện thực hiện đúng quy trình và phải có sự đăng ký để chủ động.

Tin, ảnh: Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024

Từ mờ sáng 21/4, Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024 do Báo VnExpress phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) tổ chức, được chính thức khởi tranh tại TP Huế thơ mộng.

Lan tỏa Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024
Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải

Tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế hiện đang quá tải trước sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Áp lực này càng gia tăng hơn kể từ ngày 4/4 vừa qua, cao tốc Cam Lộ - La Sơn phân luồng không cho xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên, xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc vào.

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Return to top