Thế giới

Tác động kinh tế của đại dịch đến Đông Nam Á có thể kéo dài nhiều năm

ClockThứ Bảy, 10/10/2020 09:13
TTH.VN - Có thể nói, so với các khu vực khác trên thế giới, diễn biến của đại dịch ở Đông Nam Á không quá phức tạp và nghiêm trọng.

WB: Tăng trưởng kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương có thể chạm mốc thấp nhất từ năm 1967Đông Nam Á: Những ca nhiễm mới COVID-19 “dập tắt” hy vọng hồi sinh các điểm du lịchĐông Nam Á: Số lượng người tiêu dùng trực tuyến sẽ đạt 310 triệu vào cuối năm nayADB: Lượng kiều hối toàn cầu năm 2020 có thể giảm hơn 100 tỷ USD do đại dịchĐầu tư bất động sản toàn cầu giảm 33%

Ảnh minh họa: Tapchitaichinh.vn

Mặc dù chiếm đến 9% dân số thế giới song khu vực Đông Nam Á chỉ ghi nhận 2% trong tổng số ca nhiễm bệnh và chỉ 1% số ca tử vong.

Thành công này một phần là nhờ vào việc triển khai thực hiện các biện pháp hạn chế nghiêm khắc từ ban đầu như hạn chế tiếp xúc và đóng cửa biên giới mà nhiều quốc gia đã thực hiện. Tuy nhiên, những biện pháp này cũng tác động đáng kể đến nền kinh tế các nước, đặc biệt là trong Quý II/2020. Đặc biệt, các biện pháp quản lý và phong tỏa đã làm suy giảm nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế Đông Nam Á.

Ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng và chính sách hỗ trợ của chính phủ

Cụ thể, ngành bán lẻ và giải trí đặc biệt chịu ảnh hưởng nặng nề ở Myanmar, Malaysia và Philippines, với mức giảm sâu về hoạt động ghi nhận từ 72% - 82%. Các biện pháp hạn chế xã hội cũng đã được các nước này thực hiện trong một thời gian dài.

Để giảm bớt những ảnh hưởng như vậy và khởi động quá trình phục hồi kinh tế, hầu hết các chính phủ trong khu vực đều thực hiện chương trình kích thích, mặc dù với quy mô khác nhau đáng kể.

Sự khác biệt giữa các nước thậm chí còn rõ ràng hơn khi số tiền hỗ trợ kích thích được chia cho quy mô dân số. Singapore dẫn đầu với việc chi đến 8.819 USD trên bình quân đầu người; Brunei 728 USD; Malaysia 683 USD và 625 USD cho Thái Lan.

Ngoài số tiền chi cho các chương trình kích thích, cách thức chi tiêu cũng rất quan trọng. Các chương trình kích thích thường bao gồm hỗ trợ tài chính trực tiếp và gián tiếp cho các hộ gia đình, cho vay đối với doanh nghiệp, cũng như hạ lãi suất thông qua chính sách tiền tệ.

Hầu hết các quốc gia đã hỗ trợ thu nhập trực tiếp cho các hộ gia đình dưới hình thức chuyển tiền mặt, cũng như hoãn nộp thuế thu nhập và các khoản đóng góp an sinh xã hội. Hỗ trợ gián tiếp phổ biến nhất cho các hộ gia đình là trợ cấp hóa đơn điện, nước và hoãn trả nợ các khoản vay.

Đối với doanh nghiệp, việc đóng thuế và đóng góp cho an sinh xã hội cũng được hoãn lại ở hầu hết các nước trong khu vực. Chính phủ cũng đã cung cấp các cơ sở hỗ trợ tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp như thông qua các chương trình cho vay và bảo lãnh, với sự phù hợp nhất định cho các lĩnh vực, như du lịch và khách sạn.

Chính sách tiền tệ cũng đã được sử dụng rộng rãi để duy trì hoạt động kinh doanh, thúc đẩy hoạt động lành mạnh và ổn định của lĩnh vực tài chính.... Mặc dù vậy, tác động kinh tế của đại dịch ở Đông Nam Á nhìn chung vẫn tương đối nghiêm trọng. Ngoại trừ Việt Nam, trong quý II, các nền kinh tế khác trong khu vực đều giảm tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019.

Một số nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Malaysia, giảm 17,1%; Singapore giảm 13,2% và Thái Lan giảm 12,1%. Những tác động này có thể sẽ vừa nghiêm trọng, vừa lâu dài, dựa trên tính chất của các biện pháp ngăn chặn, kiểm soát đã được thực hiện ở mỗi quốc gia.

Cứng rắn để vượt lên thách thức

Nhìn chung, suy thoái kinh tế có mức độ khác nhau trên khắp Đông Nam Á, chủ yếu là kết quả của sự lựa chọn chính sách giữa ngăn chặn đại dịch và duy trì các hoạt động kinh tế. Mối quan tâm đang nổi lên là hậu quả trung và dài hạn của các gói kích thích đã dẫn đến thâm hụt tài khóa lớn hơn và tăng nợ chính phủ. Mặc dù cứu người là ưu tiên rõ ràng và phục hồi kinh tế là điều bắt buộc, nhưng bóng ma về gánh nặng nợ nần cao hơn và tăng trưởng ảm đạm trong tương lai khiến việc trả nợ lại càng trở nên khó khăn.

Sắp tới, các quốc gia trong khu vực có thể sẽ trải qua những thay đổi khác nhau. Số phận kinh tế của các nước phụ thuộc vào thương mại sẽ dựa vào kết quả hoạt động của nền kinh tế toàn cầu, tức sẽ phụ thuộc vào sự thành công của việc tìm ra vaccine.

Về lâu dài, tác động của đại dịch đối với sức khỏe và vốn nhân lực cũng có thể sẽ đóng vai trò quan trọng. Những phản ứng chính sách trong các lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng đến khả năng của cá nhân và doanh nghiệp trong việc tạo ra và tận dụng cơ hội kinh tế trong tương lai. Do đó, các chính phủ trong khu vực cần phải có cái nhìn vượt lên trên việc dập dịch và bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai, bất chấp những bất ổn sâu sắc ở phía trước.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top