ClockThứ Sáu, 14/06/2019 06:50

Tài trợ khí hậu của các ngân hàng phát triển lên mức cao kỷ lục

TTH.VN - Hãng tin Reuters trích dẫn một báo cáo được công bố ngày 13/6 cho hay, các dự án khí hậu đã giành được mức tài trợ kỷ lục từ các ngân hàng phát triển lớn trên thế giới hồi năm ngoái, với số tiền cam kết tăng 60% kể từ khi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được ký kết năm 2015, nhằm hạn chế khí thải gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu.

Thái Bình Dương: Thành lập quỹ tăng cường khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậuNgành tài chính hỗ trợ nỗ lực chống biến đổi khí hậu của Đông Nam ÁWorld Bank cam kết đầu tư 200 tỷ USD ứng phó biến đổi khí hậuBiến đổi khí hậu trở thành mối đe dọa sức khỏe toàn cầu lớn nhất thế kỷ 21Quỹ Khí hậu Xanh tài trợ hơn 1 tỷ USD cho 19 dự án mới ở các nước nghèo

Khói được thải ra từ một nhà máy ở Drogenbos, gần thủ đô Brussels, Bỉ. Ảnh: Reuters

Cụ thể, khoản tài trợ từ 6 ngân hàng phát triển đa phương để thúc đẩy các dự án giải quyết rủi ro khí hậu và cắt giảm khí thải đạt 43,1 tỷ USD tại các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi hồi năm ngoái, tăng 22% so với năm trước đó và chiếm gần 30% tổng số hoạt động của các ngân hàng.

Một số dự án được tài trợ bao gồm việc lắp đặt các rào cản lũ lụt tại những địa điểm của chương trình nhà ở nông thôn giá thấp có nguy cơ lũ lụt và hỗ trợ cho các hành động chính sách, chẳng hạn như tăng tốc và tăng cường kế hoạch năng lượng tái tạo của một quốc gia.

Báo cáo chung được công bố bởi Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), Nhóm Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDBG), và Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG).

Những ngân hàng này cam kết gần 237 tỷ USD tài trợ khí hậu cho các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi kể từ năm 2011.

Được biết, 6 ngân hàng này đã công bố một khuôn khổ chung vào năm 2018 để phù hợp với hoạt động của họ với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, nhằm mục tiêu giữ cho mức tăng của nhiệt độ toàn cầu ở gần 1,5 độ C nhất có thể.

Phần lớn tài trợ khí hậu của các ngân hàng trong năm ngoái được hướng đến mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính và làm chậm sự nóng lên toàn cầu, với hơn 30 tỷ USD đầu tư.

Trong khi đó, gần 13 tỷ USD cũng được đầu tư vào các nỗ lực thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm hạn hán, lũ lụt ngày càng nghiêm trọng, các sự kiện thời tiết khắc nghiệt nhiều hơn và mực nước biển dâng cao.

Ngoài ra, các ngân hàng đã báo cáo 68,1 tỷ USD đồng tài trợ ròng về khí hậu, hoặc đầu tư từ khu vực công và tư nhân.

Trong đó, Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) đã cam kết 5,7 tỷ USD tài trợ khí hậu vào năm 2018 cho các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi, xếp thứ 2 sau Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG), với mức cam kết 21,3 tỷ USD, theo báo cáo nói trên.

“Mức tăng này cho thấy tín hiệu quan trọng rằng, các ngân hàng phát triển đa phương và EIB sẵn sàng ứng phó với những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra”, bà Emma Navarro, người đứng đầu về hành động khí hậu và môi trường của EIB nhận định trong một tuyên bố.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhu cầu vàng chạm mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng đã đạt mức cao kỷ lục vào năm 2023, khi căng thẳng địa chính trị dai dẳng và sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn, Tạp chí CNBC ngày 2/2 trích dẫn một báo cáo từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết.

Nhu cầu vàng chạm mức cao kỷ lục
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD):
Các nước giàu “có khả năng” đã đạt mục tiêu tài trợ khí hậu 100 tỷ USD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 16/11 cho biết, các quốc gia giàu có có khả năng đã đạt được mục tiêu cung cấp 100 tỷ USD tài chính khí hậu hàng năm cho các quốc gia nghèo hơn hồi năm ngoái, muộn hơn 2 năm so với cam kết và đây chỉ là một phần trong “những nhu cầu rộng lớn”.

Các nước giàu “có khả năng” đã đạt mục tiêu tài trợ khí hậu 100 tỷ USD
Tổng dân số Singapore tăng lên mức cao kỷ lục

Tổng dân số của Singapore vừa lập kỷ lục mới ở mức 5,92 triệu người tính đến tháng 6 năm nay, đánh dấu mức tăng 5% so với năm trước, theo một ấn phẩm thường niên về dân số được công bố ngày hôm nay (29/9).

Tổng dân số Singapore tăng lên mức cao kỷ lục
Thái Lan, Australia ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới cao kỷ lục

Ngày hôm nay (7/8), Thái Lan đã báo cáo 21.838 ca nhiễm COVID-19 và 212 trường hợp tử vong, cả 2 con số này đều là những mức cao kỷ lục mới. Trong khi đó, Australia ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 hàng ngày ở mức cao kỷ lục trong năm 2021.

Thái Lan, Australia ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới cao kỷ lục
Return to top