ClockThứ Năm, 12/11/2020 05:45

Tấm gương dũng cảm của vị Tham mưu trưởng

TTH - Câu chuyện diễn ra đã lâu, nhưng mãi đến bây giờ tôi mới có đủ cơ sở xác quyết: Thiếu tá Võ Đại An, Tham mưu trưởng Trung đoàn 4, Quân khu Trị Thiên là vị chỉ huy dũng cảm.

Chân dung ông Võ Đại An

Chiến đấu đến cùng

Kể về trường hợp hy sinh của ông, Đại tá Trần Việt Hà, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự Thừa Thiên Huế cho biết, cuối năm 1969, sau khi kiểm tra tình hình chuẩn bị chiến trường của K4 -Tiểu đoàn 4 ở bắc Truồi, trên đường trở về, Tham mưu trưởng Võ Đại An và một số đồng chí bị địch phát hiện. Mỹ cho máy bay HU-1A truy bắt. Thay vì tìm cách trốn thoát, Thiếu tá Võ Đại An đã dùng khẩu súng ngắn K59 bắn trả và anh dũng hy sinh.

Bà Hoàng Thị Chuyên, nguyên Phó Bí thư Chi bộ xã Dinh Lộc (nay là thị trấn Phú Lộc)- địa bàn nơi ông An hy sinh, cung cấp thêm chi tiết: Chiều đó, vào tháng 9/1969, tổ công tác của ông Võ Đại An cùng 2 tiểu đội trinh sát và truyền tin vừa ra khỏi khe Dớn (nơi có nhiều rau dớn hay còn gọi là khe Su) thì bị một đơn vị của Sư đoàn Airbonne Mỹ phát hiện. Sau khi hạ sát 3 trinh sát đi đầu, binh sĩ Mỹ gọi pháo bầy bắn cấp tập vào đội hình và sau đó điều máy bay rọ-gáo bao vây.

Thời ấy, vùng này chỉ có cỏ tranh và lau lách nên sau khi dễ dàng bắn hạ người cần vụ, Mỹ đã cố bắt sống ông An. Ông An đã dùng súng K59 bắn trả, thà hy sinh chứ nhất quyết không để bị bắt. Đợi Mỹ rút, du kích Dinh Lộc mới đưa thi hài ông An về chôn ở dốc Ly Hương- bên chân núi Bạch Mã.

Vị chỉ huy dũng cảm

Ông Võ Đại An sinh năm 1934, quê ở Nong nay thuộc xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc. Ông tham gia bộ đội từ thời chống Pháp.

Sau khi tập kết, đầu những năm 1960, ông theo đơn vị trở về chiến đấu ở Thừa Thiên. Trên cương vị Đại đội trưởng Đại đội 3 (Tiểu đoàn 802 Phân khu Bắc Trị Thiên), từ tháng 2/1964 ông đã tham gia đánh địch ở Đình Môn nhằm bảo vệ các thôn của xã Hương Thọ (lúc này thuộc huyện Hương Thủy) vừa được giải phóng.

Đầu năm 1965, Đại đội 3 được giao nhiệm vụ đánh vào Chi khu quân sự quận Hương Thủy. Đây là trận đánh đầu tiên của chủ lực quân giải phóng tại đồng bằng Thừa Thiên. Biết thế nào địch cũng sẽ phản kích nên Đại đội trưởng Võ Đại An đã bàn với Huyện đội trưởng Hương Thủy Phùng Hữu Yên (Xuân) kế hoạch đối phó.

Đúng như dự đoán, sáng hôm sau, Đại úy Quận trưởng Hương Thủy Nguyễn Cáo trực tiếp chỉ huy Đại đội Địa phương quân tiến vào thôn Đồng Lực (ấp Tư) của xã Thủy Phương thì bị bộ đội cùng du kích chặn đánh. Quận trưởng Nguyễn Cáo bị bắt khiến đối phương hỗn loạn. Sau chiến công vang dội này, ông An được đề bạt giữ chức Tiểu đoàn trưởng 802 thuộc Tỉnh đội Thừa Thiên.

Tháng 2/1965, Tiểu đoàn trưởng Võ Đại An dẫn 1 đại đội hành quân về quê mẹ ở Nong.

Nhờ cài cắm cơ sở nội tuyến cũng như sự hỗ trợ đắc lực của đảng viên mật, sau khi cùng Phạm Thi trinh sát hướng xâm nhập, đúng như kế hoạch, trận đánh diễn ra nhanh gọn. Binh sĩ trú đồn Nong số bị tiêu diệt, số bị bắt và trước khi rút lui, Võ Đại An đã cho binh sĩ giật sập cầu Nong nhằm chia cắt tuyến Quốc lộ 1 nối Huế- Đà Nẵng. Đây là trận đánh hoàn hảo, quân ta bình an vô sự, cơ sở nội tuyến không bị lộ.

Sau trận đánh này, địch không dám xua quân lùng sục, tạo cơ hội để Nhân dân ta làm chủ phần lớn khu vực nông thôn.

Sau trận đánh đồn Nong, dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Nguyễn Chi và Chính ủy Võ Phi Trắng (Vũ Thắng), tháng 5/1965, Tiểu đoàn 802 cùng 3 tiểu đoàn của Phân khu Bắc Trị Thiên đánh trại biệt kích Khe Tre-Nam Đông.

Sau một tháng chiến đấu, quân giải phóng đã diệt gọn 1 tiểu đoàn địch và bắn rơi 6 máy bay. Đây là trận đánh có quy mô lớn ở Trị Thiên, tích lũy kinh nghiệm để quân giải phóng đối đầu với chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận của Mỹ.

Mùa thu năm 1967, Tỉnh ủy Thừa Thiên giải thể để hình thành các mặt trận trực thuộc Quân Khu ủy Trị Thiên. Mặt trận Phú Lộc do Trung đoàn 4 là lực lượng nòng cốt nên còn gọi là Đoàn 4.

Tiểu đoàn 802 trở thành một đơn vị của Trung đoàn 4 do Trung đoàn trưởng Nguyễn Chi (tiếp đó là Trần Lưu Chữ) chỉ huy có nhiệm vụ đánh chia cắt giao thông Đà Nẵng - Huế lúc này do 1 tiểu đoàn Mỹ rải quân chốt giữ ở KM số 3 Bạch Mã, Truồi, Thừa Lưu, An Bằng, Phước Tượng…

Theo Đại tá Trần Việt Hà, đêm 19/8/1968, ta tổ chức đánh căn cứ Mỹ ở bắc đèo Phước Tượng. Trận này do Tiểu đoàn trưởng Võ Đại An chỉ huy và trực tiếp chiến đấu.

Sau chiến thắng ở trận đánh này, ông Võ Đại An được cử làm Tham mưu trưởng Trung đoàn 4 còn ông Trần Việt Hà làm Tiểu đoàn trưởng 802.

Lăn lộn, dũng cảm, từ Đại đội trưởng, 4 năm sau (1964-1968), ông Võ Đại An được đề bạt Tham mưu trưởng Trung đoàn.

Bài, ảnh: Phạm Hữu Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG (15/4/1974 - 15/4/2024)
Mài sắc ý chí, gan dạ, dũng cảm

50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, cùng với lực lượng công an toàn tỉnh, lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) không ngừng nỗ lực, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; vì sự bình yên cuộc sống của Nhân dân.

Mài sắc ý chí, gan dạ, dũng cảm
Điển hình về học và làm theo Bác

Chi hội Nông dân (HND) tổ dân phố (TDP) Thạch Bình, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền là một trong những điển hình về học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, các hội viên trong Chi HND TDP Thạch Bình đã từng bước khẳng định mình; góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Điển hình về học và làm theo Bác
Học tập tấm gương người cộng sản Nguyễn Chí Thanh xây dựng Đảng bộ Thừa Thiên Huế vững mạnh

Sinh ra trong một gia đình nông dân ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, từ rất sớm đồng chí đã bộc lộ bản lĩnh, nhiệt huyết và khả năng đoàn kết Nhân dân để chống bất công. Được các đồng chí Phan Đăng Lưu và Nguyễn Chí Diểu dìu dắt, đồng chí sớm giác ngộ, tham gia cách mạng và nhanh chóng được giao những nhiệm vụ quan trọng. Năm 1938, đồng chí được cử làm Bí thư Chi bộ làng Niêm Phò rồi sau đó là Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên khi chưa tròn 1 tuổi Đảng. Bám sát thực tiễn phong trào cách mạng, đồng chí đã dẫn dắt và khơi dậy ý chí đấu tranh cách mạng của đồng bào trên vùng đất quê hương.

Học tập tấm gương người cộng sản Nguyễn Chí Thanh xây dựng Đảng bộ Thừa Thiên Huế vững mạnh
Những tấm gương quả cảm của người lính Cụ Hồ

Rạng sáng ngày 20/12/1946, hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Huế nổ súng. Những người lính trực tiếp cầm súng trong suốt 50 ngày đêm tiến công, bao vây quân Pháp ở Huế đến nay phần lớn đã qua đời nhưng những tấm gương chiến đấu quả cảm của họ vẫn còn sống mãi! Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2023), chúng tôi xin giới thiệu về hai tấm gương trong rất nhiều tấm gương, được chính đồng đội họ kể lại.

Những tấm gương quả cảm của người lính Cụ Hồ
Dám nhận khuyết điểm cũng là hành động dũng cảm

Thừa nhận và tự giác nhận khuyết điểm cũng là hành động dũng cảm. Có như vậy mới xây dựng được đội ngũ cán bộ “dám làm”, “dám chịu” như Kết luận 14-KL/TW của Bộ Chính trị Khóa XIII.

Dám nhận khuyết điểm cũng là hành động dũng cảm
Return to top