ClockThứ Sáu, 31/07/2020 16:33

Tạm ngừng một số hoạt động tập trung đông người để phòng dịch

TTH.VN - Chiều 31/7, đại diện lãnh đạo Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (Chủ đầu tư dự án xây dựng hầm đường bộ Hải Vân 2) cho biết, hiện đã tạm dựng thi công xây dựng hầm đường bộ Hải Vân 2 nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm dịch COVID- 19.

Tạo điều kiện để sinh viên từ vùng có dịch hoãn thi, nhận bằngSinh viên N.Q.P.N. âm tính lần 1 với COVID - 19Triển khai ứng dụng Bluezone trong phòng, chống dịch COVID-19

Công trình nhìn trên cao từ phía bắc Hầm Hải Vân 2

Theo đó, đơn vị yêu cầu toàn bộ công nhân, kỹ sư đeo khẩu trang khi ra vào công trường; thường xuyên rửa tay bằng cồn, đo thân nhiệt các trường hợp ra vào công trường/văn phòng, kiểm soát; thực hiện giãn cách, hạn chế các người ngoài vào các khu làm việc và các ban phòng đều tổ chức hội họp trao đổi công việc qua hệ thống trực tuyến. Những ngày qua, đơn vị đã thực hiện phun sát khuẩn toàn bộ ban, phòng, lán trại thi công cũng như duy trì tại các xí nghiệp quản lý vận hành 1 tuần/lần; đồng thời đề nghị công nhân trong khu vực dự án hạn chế tối đa việc di chuyển ra ngoài, ngoại trừ đi mua sắm các nhu yếu phẩm cần thiết...

Dự án hầm Hải Vân 2 đang được mở rộng với quy mô 4 làn xe và mở rộng cầu, đường dẫn, tổng mức đầu từ 7.200 tỷ đồng, Theo ông Nguyễn Quang Huy, Phó Tổng Giám đốc BQL Hầm đường bộ Hải Vân, hiện nay dự án đã đạt 95% khối lượng công việc (chỉ còn hoàn thiện lắp đặt các hạng mục an toàn giao thông, nhất đường dẫn phía nam của hầm). Dự kiến dự án sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác cuối năm 2020 nhằm giảm tải ùn tắc, góp phần kéo giảm tối đa kinh phí vận hành, duy tu hầm Hải Vân.

*Không tổ chức các lớp học tập trung từ ngày 31/7 đến khi có thông báo mới

Đó là thông tin được đại diện Đại học (ĐH) Huế chia sẻ tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 ĐH Huế vào ngày 31/7.

PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc ĐH Huế, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 ĐH Huế đã chỉ đạo và đề nghị các đơn vị không tổ chức các lớp học tập trung kể từ ngày 31/7 cho đến khi có thông báo mới; Tăng cường công tác đào tạo trực tuyến. Trường hợp phải tổ chức thi kết thúc học kỳ, phải chia phòng thi thành các nhóm nhỏ, tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 ĐH Huế cũng chỉ đạo các đơn vị tăng cường biện pháp phòng dịch

Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 ĐH Huế cũng đề nghị các đơn vị thông báo cho sinh viên hạn chế đi lại, không đi đến các nơi đông người, chấp hành nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh; Trường ĐH Khoa học, Trường ĐH Sư phạm, Viện Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị khác đẩy mạnh sản xuất nước sát khuẩn để cung cấp cho các đơn vị trong ĐH Huế.

Bên cạnh đó, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh dừng tiếp nhận sinh viên và tổ chức các lớp huấn luyện cho đến khi có thông báo mới. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai phương án hỗ trợ tỉnh và ĐH Huế thực hiện cách ly người trở về từ vùng dịch trong trường hợp cần thiết.

PGS.TS. Nguyễn Quang Linh cũng đề nghị lãnh đạo các đơn vị tiếp tục chỉ đạo công tác rà soát viên chức, lao động và sinh viên đi/ trở về từ vùng có dịch; khai báo y tế tại địa chỉ https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn/yttd và cài đặt, sử dụng ứng dụng Bluezone để hỗ trợ công tác kiểm soát dịch bệnh COVID-19.

"Nội bất xuất, ngoại bất nhập" tại các cơ sở trợ giúp xã hội

Toàn tỉnh có 23 cơ sở trợ giúp xã hội với 1.495 đối tượng được chăm sóc, bảo trợ. Riêng, trong đợt dịch bùng phát lần này, để đảm bảo thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19, hiện đã có 4 cơ sở chăm sóc bán trú đã cho các cháu tạm nghỉ trở về với gia đình.

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhằm đảm bảo sức khỏe của nhân viên, đối tượng tại các cơ sở và chủ động phòng chống dịch, Sở Lao động- Thương binh và xã hội đề nghị phòng LĐTB&XH các huyện, thị xã, TP. Huế và các cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh tạm ngưng tiếp đón các cá nhân, tổ chức đến thăm cơ sở; tạm ngừng tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đưa đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở kể từ ngày 31/7/2020. 

Đối với những trường hợp cần sự bảo vệ khẩn cấp, đặc biệt, phòng LĐTB&XH cấp huyện và cơ sở trợ giúp xã hội phối hợp với cơ sở y tế trên địa bàn kiểm tra, làm rõ tình hình sức khỏe của đối tượng, đảm bảo chắc chắn không nhiễm COVID-19 mới tiếp nhận.

Cũng trong thời gian này, tại các cơ sở trợ giúp xã hội đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như trang bị đầy đủ các vật dụng: xà phòng, dung dịch sát khuẩn, thiết bị y tế cần thiết...; chăm lo điều kiện sinh hoạt nâng cao sức khỏe, thể lực, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng các bữa ăn cho các đối tượng...

Tin, ảnh: H. Phúc - H. Thương - M.Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Khang Võ - Đơn vị tư vấn và thi công thiết bị bếp công nghiệp uy tín

Thiết bị bếp công nghiệp là những sản phẩm không thể thiếu trong các bếp ăn công nghiệp. Tất cả các sản phẩm thiết bị bếp được sản xuất chính hãng sẽ đảm bảo mang lại năng suất hiệu quả cao. Công ty Khang Võ là đơn vị tư vấn và thi công thiết bị bếp công nghiệp uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn hiện nay.

Khang Võ - Đơn vị tư vấn và thi công thiết bị bếp công nghiệp uy tín
Giúp sinh viên có kỹ năng viết CV và phỏng vấn hiệu quả

Ngày 24/4, Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo – Đại học Huế phối hợp với Trường Du lịch – Đại học Huế tổ chức TalkShow “Chinh phục nhà tuyển dụng: Viết CV và phỏng vấn tìm việc” cho hơn 200 sinh viên Trường Du lịch.

Giúp sinh viên có kỹ năng viết CV và phỏng vấn hiệu quả
Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ

Sáng 24/4, Công đoàn Đại học Huế tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, thực hiện Nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2023- 2028 và tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động công đoàn.

Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Return to top