ClockThứ Bảy, 14/12/2019 14:50

Tăng trách nhiệm giáo viên khi sử dụng sách giáo khoa mới

Bộ sách giáo khoa lớp 1 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới đã được công bố. Để bộ sách phát huy được ưu điểm của mình, đội ngũ giáo viên đóng một vai trò quan trọng, và Bộ GD&ĐT đang nỗ lực để bồi dưỡng cho những “người truyền lửa kiến thức” này.

Các trường chủ động chọn sách giáo khoa lớp 1Chủ động trong chọn sách giáo khoa mớiLo lợi ích nhóm trong lựa chọn sách giáo khoa mớiChiều nay, công bố sách giáo khoa lớp 1 mớiNXB Giáo dục Việt Nam giới thiệu bản mẫu 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình mới

Nhiều yêu cầu với giáo viên

32 cuốn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 được công bố gồm 5 bộ sách của các đơn vị xuất bản khác nhau. Theo các chuyên gia, dù 5 bộ sách, triết lý khác nhau nhưng đều thống nhất ở chỗ cùng định hướng phát triển năng lực cho người học. Cả 5 bộ sách này khác biệt rất lớn so với bộ sách hiện hành ở sự tươi mới, gần gũi với đặc thù lứa tuổi của các em học sinh lớp 1.

Giảng viên ĐH Sư phạm Huế hướng dẫn giáo viên cốt cán tại lớp tập huấn tại Quảng Bình. Ảnh: MH

GS Vũ Văn Hùng, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Các bộ sách đều được xây dựng trên một nền tảng, tức truyền tải được phương pháp dạy học tích cực hiện nay. Đó là, xuất phát từ xây dựng trên cơ sở vấn đề, học sinh được giao nhiệm vụ, cuối cùng là lý thuyết học tập khám phá. Toàn bộ những lý thuyết hiện đại nhất hiện nay giúp cho quá trình đào tạo lấy học sinh làm trung tâm.

“Thay vì cung cấp kiến thức thì các bài học trong sách giáo khoa mới được biên soạn theo cách tiếp cận chú trọng đến việc lựa chọn sắp xếp, tổ chức khai thác các kiến thức, thông qua đó giúp cho người học hình thành và phát triển được nhũng phẩm chất, năng lực. Với cách tiếp cận đó nên việc dạy và học của cả giáo viên và học sinh cũng phải thay đổi căn bản”, GS Vũ Văn Hùng cho biết.

GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: Trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thì vai trò của người giáo viên cũng có những thay đổi. Giáo viên đảm nhận nhiều chức năng hơn, trách nhiệm lựa chọn nội dung giáo dục nặng nề hơn. Giáo viên phải chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức. 

Cũng theo GS Nguyễn Văn Minh, giáo viên sẽ phải coi trọng dạy học phân hóa cá nhân, biết sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội, biết sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật dạy học, tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên phải hợp tác làm việc với đồng nghiệp chặt chẽ hơn, có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các quan hệ xã hội, với cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức xã hội khác...

Đào tạo đội ngũ cốt cán

Những yêu cầu về đội ngũ giáo viên triển khai chương trình, sách giáo khoa mới đặt ra thách thức lớn đối với ngành giáo dục hiện nay. Ngành giáo dục cần gấp rút đào tạo cho hơn 100.000 giáo viên lớp 1 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. 

Một tin mừng là mới đây, Bộ GD&ĐT và Ngân hàng Thế giới khi đánh giá giữa kỳ đối với Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) đã chỉ rõ: sau hơn hai năm triển khai, Chương trình ETEP đã đạt được những kết quả quan trọng, như lĩnh vực tăng cường năng lực các trường ĐH Sư phạm chủ chốt, các trường đã xây dựng được lộ trình phát triển trong 5 năm (2017 - 2022), đạt mức 4 và mức 5 theo TEIDI (bộ chỉ số phát triển các trường sư phạm) năm 2019 và 2021. Năng lực xây dựng kế hoạch chiến lược của các ĐH Sư phạm chủ chốt được nâng lên.

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Ban Quản lý Chương trình ETEP, đối với lĩnh vực hỗ trợ phát triển nghề nghiệp thường xuyên cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, chương trình đã ban hành thông tư chuẩn hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp giáo viên để đánh giá sự phát triển nghề nghiệp của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông hàng năm; Xây dựng được danh mục 54 bồi dưỡng giáo viên.

Bộ GD&ĐT cũng đã thiết lập và vận hành được phương thức bồi dưỡng theo hình thức học kết hợp qua mạng và trực tiếp, đã có tác động tích cực đến nhận thức và chất lượng bồi dưỡng giáo viên, được giáo viên ủng hộ, ghi nhận.

Tính đến ngày 1/11/2019, toàn ngành đã bồi dưỡng cho gần 17.000 giáo viên cốt cán của 48 tỉnh/thành phố, đạt gần 60% so với kế hoạch. Lãnh đạo các trường sư phạm chủ chốt tham gia Chương trình ETEP đều thống nhất cho rằng, chương trình ETEP đã đem lại cho nhà trường cơ hội phát triển, nâng cao năng lực. 

Trong giai đoạn ngành giáo dục đang nỗ lực xây dựng đội ngũ đáp ứng được yêu cầu của sách giáo khoa và chương trình mới, thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ lưu ý, để đạt được mục tiêu và kết quả mong đợi, ban quản lý Chương trình ETEP, các trường đại học sư phạm chủ chốt tham gia ETEP cần phối hợp đồng bộ, hiệu quả với các bên liên quan, các Cục, Vụ của Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT trong cả nước. Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu và đổi mới cơ chế chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình, đảm bảo các chỉ số giải ngân theo thiết kế ban đầu, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên cả nước.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Học sử để sống với người đã chết”

“Học sử làm gì? Học địa làm gì? Học địa để sống với non sông đất nước. Học sử để sống với người đã chết”. Đó là câu hỏi và trả lời của cụ Huỳnh Thúc Kháng, đăng trên báo Tiếng Dân do chính cụ làm chủ bút, đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

“Học sử để sống với người đã chết”
Để đến trường đong đầy niềm vui

Người thầy hiện đại cần có phẩm chất cởi mở, bao dung. Muốn người học phát triển các phẩm chất, năng lực thì người dạy cần có tư duy mở để đón nhận cách học, cách suy nghĩ mới của lứa học trò gen Z. Sẽ thất bại trong giáo dục khi người thầy bảo thủ, áp đặt, luôn bắt học sinh phải răm rắp lắng nghe, phục tùng.

Để đến trường đong đầy niềm vui

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top