Thế giới

Thái Lan: Biến vỏ chai nhựa thành đồ bảo hộ PPE cho nhân viên y tế

ClockThứ Hai, 23/08/2021 17:19
TTH.VN - Nhằm cung cấp nhiều bộ PPE hơn cho các nhân viên y tế đang làm việc ở tuyến đầu, Less Plastic Thailand đã khởi động chương trình “Yaek Khuat Chuai Mor (Dự án PET To PPE)”.Chương trình nhằm biến các chai nhựa Polythylene Terephthalate, hay còn gọi là PET đã qua sử dụng thành các bộ áo quần PPE có thể tái sử dụng, hoặc áo choàng cách ly có thể tái sử dụng.

Tái hiện bức tranh của Van Gogh từ 4 triệu chai nhựaSẵn ý thức, thiếu hành động khiến nhựa vẫn tràn lan ở Đông Nam ÁĐông Timor là quốc gia đầu tiên trên thế giới tái chế tất cả phế phẩm nhựaThái Lan cấm sử dụng nhiều loại nhựa từ cuối năm 2019Sự thật tàn khốc: 90,5% phế phẩm nhựa không được tái chế

Kế hoạch biến chai nhựa PET thành đồ bảo hộ PPE cho nhân viên y tế của Tổ chức Less Plastic Thailand được mọi người hưởng ứng. Ảnh minh họa: Claudio Bresciani/TT/Vietnam+

Dự án biến chai PET thành đồ PPE

Do số lượng bệnh nhân COVID-19 ghi nhận hằng ngày vẫn đang ở mức cao, nhu cầu về phương tiện phòng hộ cá nhân, hay bộ bảo hộ PPE vẫn đang cấp thiết. Điều này được thể hiện rõ nhất khi Tổ chức Dược phẩm Chính phủ Thái Lan (GPO) ước tính, 35.000 bộ PPE đã được sử dụng ở nước này mỗi ngày.

Nhằm giúp cung cấp nhiều bộ PPE hơn cho các nhân viên y tế đang làm việc ở tuyến đầu, Less Plastic Thailand đã khởi động chương trình “Yaek Khuat Chuai Mor (Dự án PET To PPE)”, trong đó biến các chai nhựa Polythylene Terephthalate, hay còn gọi là PET đã qua sử dụng thành các bộ áo quần PPE có thể tái sử dụng, hoặc áo choàng cách ly có thể tái sử dụng.

Metha Senthong, Điều phối viên dự án “PET To PPE” cho biết, dự án đã bắt đầu được khởi động vào năm 2020, sau khi đại dịch COVID-19 tấn công Thái Lan. Tuy nhiên, thông tin về dự án vẫn chỉ xuất hiện trên các trang mạng xã hội. Sau khi số ca nhiễm COVID-19 tăng lên, nhiều người đã liên hệ với Less Plastic Thailand để quyên góp vỏ chai nhựa, nhờ đó sẽ có nhiều bộ áo quần PPE được sản xuất cho lực lượng nhân viên y tế.

Giai đoạn 4 của dự án đã bắt đầu và kéo dài cho đến ngày 25/12.

“Trước dự án hiện tại, chúng tôi đã hoàn thành 3 giai đoạn. Tất cả chai lọ và số tiền quyên góp được đều dùng để làm áo quần PPE có thể tái sử dụng. Trong giai đoạn 4 của chương trình, chúng tôi dự định tặng 5.000 bộ PPE cho các bệnh viện trong 13 khu vực được đánh dấu nguy hiểm màu đỏ sẫm”, Điều phối viên Metha Senthong cho hay.

Vừa đảm bảo an toàn, vừa nâng cao ý thức của mọi người

Không giống như nhiều dự án quyên góp áo choàng cách ly dùng 1 lần cho nhân viên y tế, Less Plastic Thailand có mục tiêu tặng loại áo choàng cách ly có thể tái sử dụng được 20 lần cho các bệnh viện có dịch vụ giặt là riêng của họ.

Theo đó, áo choàng cách ly loại có thể giặt và tái sử dụng của Less Plastic Thailand tặng, được gọi là PPE cấp 2. Những bộ áo quần này phù hợp để sử dụng khi thực hiện các thủ thuật y tế nhỏ, trong khi áo quần PPE cấp 3 thích hợp cho các cuộc phẫu thuật.

Thu gom vỏ chai nhựa là một nhiệm vụ chính, đóng vai trò quan trọng bởi vật liệu làm nên các bộ PPE có thể tái sử dụng là Polyethylene Terephthalate, hay còn gọi là chai nhựa PET. Cộng sự của Less Plastic Thailand, YouTurn đã hợp tác với PTT Stations để thiết lập các điểm thu gom, nơi mọi người có thể đến và để lại các vỏ chai đã qua sử dụng.

Được biết, trước khi dự án đi vào hoạt động, những bộ đồ PPE có thể được làm từ sợi nhập khẩu từ Đài Loan. Song Metha và các cộng sự của ông mong muốn sử dụng chất thải nhựa từ địa phương để tiến hành sản xuất sản phẩm PPE của riêng mình.

Về vấn đề này, các chuyên gia thuộc dự án giải thích, mặc dù sợi làm từ chai nhựa nhập khẩu từ Đài Loan có chất lượng tốt hơn và rẻ hơn bởi chai nhựa của họ sạch hơn, do đó công đoạn xử lý tái chế không tốn quá nhiều chi phí, ngược lại, phế phẩm chai nhựa của Thái Lan lại cần xử lý nhiều hơn. Tuy nhiên, Điều phối viên Metha Senthong cho biết sử dụng chất thải nhựa từ địa phương là cách để mọi người nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc phân loại rác thải và hiện nhiều người đã ý thực được việc này.

Thêm vào đó, ngoài việc thúc đẩy phân loại rác thải, dự án cũng nhằm mục đích thông tin cho công chúng về chai nhựa PET, khi 90% các loại chai đựng nước ở Thái Lan đều là chai PET.

Do chai nhựa PET đã qua sử dụng không đảm bảo vệ sinh, nên đã xuất hiện nhiều lo ngại rằng liệu các bộ PPE tái sử dụng có sạch sẽ và an toàn cho nhân viên y tế hay không. Tuy nhiên, Điều phối viên Metha Senthong giải thích, quá trình làm sạch là chai nhựa sẽ được bẻ nhỏ, đun sôi trong nước và nấu chảy, cũng như trải qua thêm các bước xử lý khác. Do nhiệt độ cao, vi trùng và vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt. Sau đó, hỗn hợp nấu chảy sẽ được tạo thành chỉ và 100% polyester sẽ trải qua quá trình phủ chống nước. Polyester sẽ được tạo hình thành các bộ PPE phù hợp với các tiêu chuẩn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA). Các nhà máy đều phải có được sự chấp thuận, thông qua của FDA trước khi bắt tay vào sản xuất đồ PPE.

Sau khi đưa vào sử dụng, các sản phẩm đã nhận được những phản hồi tích cực từ nhân viên y tế Thái Lan về độ thoải mái sau vài giờ sử dụng. Những bộ đồ PPE này có giá khoảng 450 Bath, tuy đắt hơn so với mức 150 Bath của loại PPE mặc 1 lần, song với khả năng có thể giặt lên đến 20 lần, điều này có nghĩa các bộ áo quần PPE này có giá trung bình là 50 Bath cho mỗi lần sử dụng.

Hào hứng với ý tưởng của dự án này, nhiều người dân Thái Lan ở xa các điểm thu gom chai nhựa bày tỏ mong muốn tham gia quyên góp. Điều phối viên của dự án cho biết, sẽ triển khai nhiều cách để hỗ trợ dự án ngày càng phát triển hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập huấn tái chế rác thải nhựa

Hoạt động trên được Hội LHPN TP. Huế phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức ngày 27/3 nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong việc chung tay bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa.

Tập huấn tái chế rác thải nhựa
Thái Lan: Số việc làm tăng nhờ du lịch phục hồi mạnh

Trong một dấu hiệu đáng khích lệ đối với nền kinh tế Thái Lan, số liệu việc làm đã cho thấy sự tăng trưởng đáng kể, với mức tăng 1,7% trong quý IV/2023 so với cùng kỳ năm trước, sau khi tăng 1,3% so với quý III/2023, nhờ sự hồi phục của ngành du lịch và những nỗ lực chiến lược của chính phủ, báo cáo ngày 4/3 của Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia Thái Lan (NESDC) cho thấy.

Thái Lan Số việc làm tăng nhờ du lịch phục hồi mạnh
Thúc đẩy hợp tác giữa Thừa Thiên Huế và tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan)

Chiều 2/3, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan), do Tỉnh trưởng Supasit Kocharoenyos làm trưởng đoàn.

Thúc đẩy hợp tác giữa Thừa Thiên Huế và tỉnh Ubon Ratchathani Thái Lan
Return to top