ClockThứ Năm, 24/03/2016 13:55

Tháng ba thấy và nghĩ

TTH - Trong ký ức của tôi, những năm đầu sau giải phóng miền Nam là những tháng ngày gian khó, nhưng ai cũng hồ hởi bởi không còn nghe tiếng bom rơi đạn nổ, cái chết luôn rình rập.

Đó là cái khó của một đất nước bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh, sản xuất bị đình đốn, nguồn viện trợ của hai phe cho 2 miền Nam- Bắc đều không còn. Hơn nữa, chưa kịp khắc phục hậu quả chiến tranh, nước ta lại phải dồn sức người, sức của cho hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc. Tôi vẫn nhớ như in, ngày đó dọc hai bên Quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh là hình ảnh những chiếc xe quân sự nằm chỏng chơ bên vệ đường; cát trắng mênh mông, cây cỏ cháy xém, ngổn ngang dây thép gai ở Phong Điền,  Phú Bài (Hương Thủy)… Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, thiếu đủ bề từ cái ăn đến cái mặc. Lúc đó ước mơ của chúng tôi chỉ là được ăn no, mặc ấm. Ăn no tức là được bữa cơm trắng, không phải một hạt gạo “cõng” mấy miếng sắn như thường ngày. Cái mặc, theo tiêu chuẩn mỗi người chỉ được 4m vải mỗi năm, vừa đủ cho bộ cánh hàng ngày, lấy đâu áo này quần nọ…

Ngày đó, tôi ở Lộc An (Phú Lộc), cách Huế chưa đầy 30km, nhưng ánh điện thành phố chỉ là niềm khao khát và ước mơ xa vời, còn nước máy không hề có trong suy nghĩ. Ấy vậy, ước mơ đó nay đã thành hiện thực. Không riêng Lộc An mà hầu hết các vùng quê trên địa bàn tỉnh đã có điện thắp sáng, phục vụ sản xuất. Tôi vẫn còn nhớ nhớ in cảm xúc của cụ bà trong ngày lễ đóng điện ở xã Lộc Bổn (Phú Lộc) khoảng năm 1994. Khuôn mặt rạng rỡ, cụ trải lòng, sống gần 80 năm trong tăm tối, nay thấy ánh điện về có nhắm mắt cũng mãn nguyện. Không riêng gì điện, nay nước sạch băng phá Tam Giang, vượt đồi núi cung cấp cho 75% hộ dân nông thôn.

Từ khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn toàn tỉnh có sự đổi thay nhanh chóng. Các công trình phúc lợi như trường học, trạm xã được tầng hóa. Đường sá lầy lội trước đây được mở rộng, bê tông đến từng con ngõ; điện, nước sạch về tận nhà dân. Tính đến cuối năm 2015, toàn tỉnh  có 20 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, còn lại đa phần đạt từ 10-18 tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn toàn tỉnh ước đạt hơn 23 triệu đồng, tăng 81,6% so với 2010 (12,6 triệu đồng), tốc độ tăng bình quân đạt 12,8%/năm; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn toàn tỉnh giảm từ 14,9% năm 2010 còn 5,94 %...

Các vùng đất vốn là căn cứ quân sự, đất đai hoang hóa nay trở thành các khu công nghiệp nhộn nhịp, như Phú Bài, Phong Điền, La Sơn, Phú Đa, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động. Từ chỗ chỉ có nhà máy vôi Long Thọ, nhà máy nước, nhà máy đèn... nay ngành công nghiệp của tỉnh không chỉ phát triển mạnh số số lượng mà còn đa dạng về lĩnh vực, sản phẩm. Có những ngành công nghiệp hoàn toàn mới, đòi hỏi công nghệ cao đã được đầu tư trên địa bàn tỉnh, tạo sự bứt phá trong phát triển kinh tế của tỉnh, như dệt may, chế biến thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, thủy điện... Không chỉ phục vụ tiêu dùng nội địa, nhiều sản phẩm “made in Hue” còn xuất ngoại, có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

Trên các lĩnh vực giáo văn hóa, giáo dục, y tế Huế từng bước khẳng định vị thế của mình. Huế được công nhận là “Thành phố Văn hóa của ASEAN”, Di tích Huế được bảo tồn, trùng tu và phát huy các giá trị, với 3 di sản được UNESCO công nhận. Festival Huế trở thành thương hiệu quốc gia và mang tầm thế giới. Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Quốc tế, Bệnh viện Trường đại học Y dược Huế... với việc áp dụng thành công nhiều kỹ thuật cao trong khám, điều trị, từng bước đưa Huế trở thành một trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước và khu vực. Thế mới có chuyện “lạ”, nhiều chuyên gia, bác sĩ từ các nước đến Huế học hỏi, tiếp thu kỹ thuật mới trong khám, điều trị bệnh.

Trong những ngày tháng ba lịch sử, nhìn lại những ngày gian khó chúng ta càng tự hào hơn về những thành quả đạt được hôm nay. Đó là thành quả của sự đoàn kết, chung sức chung lòng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế trong suốt 41 năm qua, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp.

Hoàng Giang

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nắng lụa là hoa lá ngậm sương mai

Tháng Ba, trời vẫn đang xuân. Trong ánh ngày còn mờ tỏ buổi tinh sương, đâu đó những bông hoa trên bờ ruộng, những tán cây thấp thoáng ven đường đều đang ngậm sương, chờ nắng lên khoe sắc xanh mướt mát. Hương thơm của cỏ cây, hoa lá theo gió nhẹ lan xa khiến không gian thêm dịu ngọt, an lành.

Nắng lụa là hoa lá ngậm sương mai
Bâng khuâng tháng Ba

Khi những cánh hoa đào vừa kịp rụng, rũ bỏ hết hương xuân còn bịn rịn, từng chùm quả nhỏ li ti bắt đầu có hình hài, cũng là lúc tháng Ba ngập ngừng về qua ngõ. Không ồn ào, không rộn rã, cứ thế mà nhẹ nhàng bước sang.

Bâng khuâng tháng Ba
Chầm chậm tháng Ba

Tháng Ba, đôi khi mình muốn ngồi thật lâu dưới một tán cây. Những dải nắng trùng trình rọi qua vòm lá rậm, rắc mật lên bờm hoa mê mướt tím, đậu lại trên đôi cánh bầy sẻ đang mổ vào hư vô. Màu xanh ngợp đầy của lá tràn vào lồng ngực tháng Ba, như thôi thúc người ta hoài vọng về một quãng đồng mùa con gái, một cánh rừng rộng đến mộng mị, hay ấp ủ chiêm bao trong mảnh vườn tuổi nhỏ. Lứa gió đầu xuân hãy còn hây hẩy, nhu mì, nhón tay mở những cánh cửa tỉnh thức, thả bầy ý nghĩ đi rong. Giữa quãng vắng tưởng như bất động, mình ngồi đợi những xa xôi quay về.

Chầm chậm tháng Ba
Tặng 200 lá cờ Tổ quốc và tuyến đường hoa, vườn hoa thanh niên

Ngày 16/3, Ban Thường vụ Huyện đoàn, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Phú Lộc phối hợp với Đoàn TNCSHCM Bộ đội Biên phòng tỉnh; Đoàn Học viện Âm nhạc Huế; Khoa Luật hành chính - Đại học Luật- Đại học Huế tổ chức chương trình hoạt động “Tháng thanh niên, tháng Ba biên giới” và ra quân hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh năm 2024.

Tặng 200 lá cờ Tổ quốc và tuyến đường hoa, vườn hoa thanh niên
Nhiều hoạt động ý nghĩa “Tháng Ba biên giới”

Ngày 10/3, tại xã Lâm Đớt, huyện biên giới A Lưới, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh; Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt và Báo Người Lao động tổ chức chương trình “Tháng Ba biên giới” với nhiều hoạt động ý nghĩa. Hơn 300 người dân, đoàn viên, thanh thiếu nhi huyện A Lưới và cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên BĐBP tỉnh tham gia chương trình.

Nhiều hoạt động ý nghĩa “Tháng Ba biên giới”
Return to top