Thế giới

2023 là năm nóng kỷ lục trong lịch sử

ClockThứ Sáu, 08/12/2023 11:16
TTH - Năm 2023 được nhận định sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử ghi nhận, sau khi tháng 11 “nóng bất thường” trở thành tháng thứ 6 liên tiếp có nhiệt độ cao phá kỷ lục, qua đó càng gây thêm áp lực lên cuộc đàm phán COP28 để thúc đẩy hành động về chống biến đổi khí hậu.

Châu Âu: Mùa hè năm 2022 là mùa hè nóng nhất từng được ghi nhận

Nếu không đẩy nhanh hành động, thế giới đang tiến gần đến mức nóng lên 1,5oC so với thời kỳ tiền công nghiệp. Ảnh minh họa: Xinhua/Báo Lao động 

Cụ thể, Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu cho biết, tháng 11/2023 đã phá vỡ kỷ lục lập nên bởi tháng 11/2022, đẩy nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2023 ấm hơn 1,46oC so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Đã có những cảnh báo rằng, năm 2023 có thể chiếm danh hiệu là năm nóng nhất kể từ năm 2016, đặc biệt là sau khi các kỷ lục bị phá vỡ vào tháng 9 và tháng 10. Nhưng đây là lần đầu tiên cảnh báo này được xác nhận.

Cùng với đó, tháng 11 vừa qua cũng có đến 2 ngày nóng hơn 2oC so với thời kỳ tiền công nghiệp. Trước đây, chưa có ngày nào ghi nhận mức nhiệt cao như vậy.

Tiến sĩ Samantha Burgess, Phó Giám đốc Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus cho biết, năm 2023 “hiện đã có 6 tháng phá kỷ lục và 2 mùa phá kỷ lục”.

Trong một ý kiến khác có liên quan, các nhà khoa học cho biết dữ liệu từ lõi băng, vòng cây và những thứ tương tự cho thấy, năm 2023 có thể là năm ấm nhất trong hơn 100.000 năm qua.

Thông báo về kỷ lục này được đưa ra khi các nhà đàm phán từ gần 200 quốc gia đang tham gia Hội nghị COP28 của Liên hiệp quốc. Trong đó, các lãnh đạo đang thảo luận về văn bản của một thỏa thuận dự thảo cuối cùng nhằm đẩy mạnh tiến bộ trong nỗ lực hạn chế sự nóng lên.

Một khía cạnh quan trọng của vấn đề là số phận của dầu, khí đốt và than đá – những nguyên nhân chính khiến hành tinh nóng lên.

Trong đó, cam kết loại bỏ nhiên liệu hóa thạch một cách “có trật tự và công bằng” có thể báo hiệu về sự đồng thuận để các nước nỗ lực đẩy nhanh hành động cắt giảm khí thải, tùy thuộc vào mức độ phát triển và sự phụ thuộc vào hydrocarbon của mỗi nước.

Có thể nói rằng, năm 2023 đã và đang chứng kiến hàng loạt hiện tượng cực đoan tàn khốc liên quan đến biến đổi khí hậu, ngay cả khi lượng khí thải Carbon trên thế giới tiếp tục tăng.

Theo Copernicus, 11 tháng đầu năm 2023 đã nóng hơn 0,13oC so với năm 2016, năm ấm nhất từng ghi nhận.

Nhiệt độ toàn cầu trong nửa cuối năm nay được cho là một phần do kiểu thời tiết El Nino thúc đẩy. Chỉ riêng tháng 11 đã ấm hơn 1,75oC so với thời kỳ tiền công nghiệp và đánh dấu mức tăng đáng kể 0,85oC trong giai đoạn từ năm 1991 – 2020.

Những con số như vậy có thể gợi ý rằng, thế giới đang tiến gần đến mức nóng lên 1,5oC so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đây là ngưỡng quan trọng trong Thỏa thuận Khí hậu Paris 2015.

Vào ngày 6/12 vừa qua, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo về 26 “điểm tới hạn”, đơn cử như băng tan và các rạn san hô nhiệt đới đang chết dần, có khả năng gây ra hiệu ứng domino, gây ra những thảm họa không thể khắc phục trên khắp hành tinh.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The Straistimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP28: Những cam kết đạt được

Theo tổng hợp của AFP, Hội nghị thượng đỉnh khí hậu của Liên Hiệp Quốc (COP28) đã huy động được một loạt các cam kết tự nguyện trước khi đạt được thỏa thuận cuối cùng mang tính bước ngoặt kêu gọi “chuyển đổi” khỏi nhiên liệu hóa thạch.

COP28 Những cam kết đạt được
Cập nhật COP28:
Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc kêu gọi các nước phát triển thực hiện đầy đủ cam kết về khí hậu

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28), ngày 11/12, Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres kêu gọi các nước phát triển thực hiện đầy đủ cam kết của mình trong việc giải quyết vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu.

Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc kêu gọi các nước phát triển thực hiện đầy đủ cam kết về khí hậu
COP28: Nhiều công ty sữa toàn cầu tham gia liên minh cắt giảm khí thải metan

Với tư cách là thành viên của Liên minh hành động cắt giảm metan từ sản xuất sữa(DMAA) vừa được ra mắt tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP28, 6 trong số các công ty sữa lớn nhất thế giới, gồm Danone, Bel Group, General Mills, Lactalis USA, Kraft Heinz và Nestle, sẽ bắt đầu công bố báo cáo về phát thải khí metan vào giữa năm 2024 và sẽ đưa ra kế hoạch hành động về khí metan vào cuối năm tới, Reuters ngày 6/12 đưa tin.

COP28 Nhiều công ty sữa toàn cầu tham gia liên minh cắt giảm khí thải metan
COP28 thúc đẩy tài chính và đoàn kết toàn cầu vì rừng và Đại dương

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP28), Chủ tịch COP28 và các đối tác đã trình bày một loạt sáng kiến mới và đầy tham vọng với khoản tài chính cam kết ban đầu trị giá 1,7 tỷ USD để cùng lúc đáp ứng các mục tiêu về khí hậu và đa dạng sinh học.

COP28 thúc đẩy tài chính và đoàn kết toàn cầu vì rừng và Đại dương
Return to top