Thế giới

Ấn Độ tuyên bố kiểm soát được tình hình dịch tại New Delhi

ClockThứ Bảy, 29/05/2021 09:02
Thủ đô New Delhi đã khống chế được làn sóng lây nhiễm thứ hai dịch COVID-19 và từ tuần tới sẽ từng bước dỡ bỏ lệnh phong tỏa là tuyên bố được Thủ hiến New Delhi Arvind Kejriwal đưa ra ngày 28/5.

Biến thể B1617 được ghi nhận chính thức tại 53 vùng lãnh thổAustralia đóng cửa Đại sứ quán tại Afghanistan do lo ngại an ninhIMF đề xuất kế hoạch trị giá 50 tỷ USD để chấm dứt đại dịchĐại sứ Lào: Cuộc bầu cử thể hiện tính dân chủ chế độ XHCN ở Việt NamTổng thống hai nước Mỹ, Hàn Quốc sẽ có cuộc họp vào ngày 21/5

Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại New Delhi, Ấn Độ. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo Thủ hiến Kejriwal, số ca mắc mới COVID-19 tại thủ đô New Delhi đang giảm dần đều, tỷ lệ dương tính với virus SARS-CoV-2 đã giảm xuống còn 1,5%.

Điểm nổi bật là các bệnh viện trong thành phố đã không còn tình trạng thiếu giường bệnh, trong đó có các giường điều trị tích cực và giường dành cho bệnh nhân thở oxy.

Ông cho biết trong cuộc họp diễn ra cùng ngày, Cơ quan Quản lý thảm họa New Delhi quyết định sẽ từng bước dỡ bỏ biện pháp phong tỏa.

Thủ hiến New Delhi khẳng định chính quyền thành phố sẽ không ngăn chặn mọi hoạt động vì cần phải có sự cân bằng giữa việc kiểm soát dịch bệnh và nối lại các hoạt động kinh tế. Theo đó, các hoạt động xây dựng và sản xuất sẽ được mở cửa trở lại từ ngày 31/5, trong khi các hoạt động vận tải, trong đó có hoạt động của tàu điện, sẽ vẫn bị ngừng trong tuần tới.

Thủ đô New Delhi đã bị phong tỏa hoàn toàn từ ngày 19/4. Trong 24 giờ qua, thành phố này đã ghi nhận 1.072 ca mắc mới COVID-19 và 117 trường hợp tử vong. Trong khi đó, trên toàn Ấn Độ ghi nhận thêm 186.364 ca mắc mới và 3.660 trường hợp tử vong.

Cùng ngày, Chính phủ Israel đã gia hạn lệnh cấm công dân và thường trú nhân tới bảy quốc gia gồm Ukraine, Ethiopia, Brazil, Ấn Độ, Nam Phi, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ cho đến ngày 13/6.

Trong khi đó, những người đến từ bảy nước trên sẽ phải cách ly sau khi nhập cảnh Israel, kể cả những trường hợp đã tiêm chủng phòng COVID-19. Israel cũng quyết định cấm người dân tới Argentina và Nga từ tuần tới.

Tính đến nay, Israel ghi nhận tổng cộng 839.429 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.406 người không qua khỏi.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ dự báo nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng nhất trong 14 năm

Chính phủ Ấn Độ dự báo nước này có nguy cơ sẽ thiếu điện ở mức cao nhất trong 14 năm vào tháng 6 tới sau sự sụt giảm trong sản xuất thủy điện. Theo đó, chính phủ đang nỗ lực để tránh tình trạng mất điện bằng cách trì hoãn việc bảo trì các nhà máy điện theo kế hoạch và mở lại các tổ máy không hoạt động.

Ấn Độ dự báo nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng nhất trong 14 năm
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông

Mới đây, các sở cảnh sát ở nhiều bang của Ấn Độ đã giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa nhiệt độ cho cảnh sát giao thông, qua đó hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trên đường có thể thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng đang hoành hành trên khắp đất nước.

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Return to top