Thế giới

Ấn Độ vẫn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm 2024

ClockThứ Hai, 01/01/2024 08:19
TTH.VN - Theo khảo sát và nghiên cứu, Ấn Độ đã quyết tâm vượt qua những cơn gió ngược toàn cầu vào năm 2023, qua đó nâng cao khả năng nước này vẫn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới nhờ nhu cầu ngày càng tăng, lạm phát vừa phải, chế độ lãi suất ổn định và dự trữ ngoại hối dồi dào.

Nhìn lại thế giới 2023: Chìa khóa tăng trưởng xanhS&P Global: Ấn Độ sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong vài năm tớiOECD: Triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc trong năm 2023Thủ tướng Anh xác nhận đạt thỏa thuận gia nhập Hiệp định CPTPP Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

 Ấn Độ có thể sẽ vượt xa Trung Quốc và trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Ảnh minh hoạ: bnews/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Cụ thể, bất chấp sự bi quan đang ngày càng lan rộng ở các nước phát triển và tình hình địa chính trị ngày càng tồi tệ, Ấn Độ vẫn ghi nhận mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chạm ngưỡng 6,1% trong quý 3/2023.

Trong 6 tháng đầu năm tài chính này, mức tăng trưởng của Ấn Độ là 7,7%.

Động lực tăng trưởng dự kiến sẽ được duy trì, đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, vượt xa Trung Quốc.

Theo dự báo tăng trưởng mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ấn Độ sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 6,3% vào năm 2023, cao hơn Trung Quốc và Brazil với mức tăng trưởng lần lượt là 5,2% và 3%.

Vào năm 2024, OECD dự kiến Ấn Độ sẽ chạm mốc tăng trưởng 6,1% và Trung Quốc là 4,7%.

Mặt khác, các nền kinh tế lớn, bao gồm Mỹ, Anh và Nhật Bản có thể sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm hoặc tăng rất ít vào năm 2024.

Được biết, thành tích kinh tế của Ấn Độ vào năm 2023 thậm chí còn tốt hơn khi nhìn từ góc độ toàn cầu.

Theo Triển vọng Kinh tế Thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng toàn cầu ước tính sẽ giảm tốc từ mức 3,5% ghi nhận trọng năm 2022 xuống còn 3% vào năm 2023 và tiếp tục chỉ chạm mốc 2,9% vào năm 2024.

Ashima Goyal, Thành viên Uỷ ban Chính sách Tiền tệ (MPC) của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) cho biết, tăng trưởng của Ấn Độ “cho thấy khả năng phục hồi cao bất chấp nhiều cú sốc bên ngoài”. Điều này là do sự đa dạng kinh tế ngày càng tăng và vai trò của chính sách trong việc xoa dịu các cú sốc.

Trước tình hình này, việc trang bị cho mọi người những kỹ năng và tài sản tốt hơn “sẽ góp phần mang lại cho Ấn Độ mức tăng trưởng tốt vào năm 2024 và hơn thế nữa”.

Dharmakirti Joshi, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Cơ quan xếp hạng Crisil cho biết, những diễn biến địa chính trị sẽ một lần nữa “kiểm tra” khả năng phục hồi của nhu cầu nội địa của Ấn Độ trong năm 2024.

Trong đó, các chuyên gia đự đoán GDP của nước này sẽ tăng trưởng ở mức 6,4% trong năm tài chính 2024, thấp hơn một chút so với hiện tại. Tác động chậm trễ của việc tăng lãi suất và suy thoái toàn cầu sẽ là lực cản chính.

Một bài báo gần đây về tình trạng nền kinh tế do RBI thực hiện cho biết: “Bất chấp những cơn gió ngược đáng kể trên toàn cầu, nền kinh tế Ấn Độ vẫn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất vào năm 2023. Triển vọng được xem là một sự lạc quan thận trọng, khi niềm tin của người tiêu dùng vẫn tích cực và nhận thức về thu nhập đã hiện tại xuất hiện trong cuộc khảo sát hộ gia đình mới nhất của RBI vào tháng 11/2023”.

Sau một vài năm khó khăn, môi trường kinh tế đang trở nên lành mạnh hơn, với lạm phát có xu hướng giảm và tăng trưởng vẫn ổn định. Hầu hết các dự báo đều dự đoán rằng mức tăng trưởng của Ấn Độ trong giai đoạn 2024 – 2025 sẽ gần bằng, nhưng vẫn thấp hơn so với giai đoạn 2023 – 2024. Suy thoái toàn cầu và bất ổn địa chính trị vẫn là những rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng của nước này.

Aditi Nayar, Chuyên gia kinh tế trưởng tại cơ quan xếp hạng Icra cho biết, lạm phát của Ấn Độ có thể sẽ ở mức vừa phải. Cùng với đó, các dự đoán vĩ mô của Ấn Độ dường như đang ở vị trí tốt vào năm 2024. Mức tăng trưởng dự kiến được đưa ra cho nước này là 6,5% trong năm tài chính 2024 và 6,2% trong năm tài chính 2025…

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch hạng sang thúc đẩy tăng trưởng du lịch châu Á-Thái Bình Dương

Lữ hành và du lịch ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trải qua giai đoạn phục hồi ấn tượng và đang tiến gần hơn đến mức trước đại dịch. Khu vực này cung cấp nhiều lựa chọn và trải nghiệm du lịch đa dạng, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm đến được săn đón nhiều nhất và là động lực chính cho tăng trưởng du lịch toàn cầu.

Du lịch hạng sang thúc đẩy tăng trưởng du lịch châu Á-Thái Bình Dương
Tài chính vi mô ở Đông Nam Á - Một tương lai đầy hứa hẹn

Đông Nam Á có một lượng lớn dân số không sử dụng dịch vụ ngân hàng, khiến nơi đây trở thành môi trường chín muồi cho tài chính vi mô phát triển mạnh mẽ và thúc đẩy tài chính toàn diện. Tương lai của tài chính vi mô trong khu vực phụ thuộc vào việc nắm bắt những tiến bộ công nghệ nhanh chóng và nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, theo một bài viết được đăng tải trên Tờ Thailand Business News.

Tài chính vi mô ở Đông Nam Á - Một tương lai đầy hứa hẹn
Chính phủ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/6/2024 về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.

Chính phủ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Tìm cơ hội khi thị trường khách du lịch Ấn Độ “bùng nổ”

Thị trường khách du lịch Ấn Độ đang “bùng nổ” tại Việt Nam với lượng khách tăng mạnh. Thế nhưng, Huế chưa phải là điểm đến thu hút mạnh mẽ dòng khách từ quốc gia Nam Á này. Giải quyết bài toán hút khách, cần triển khai nhiều giải pháp.

Tìm cơ hội khi thị trường khách du lịch Ấn Độ “bùng nổ”
Return to top