Thế giới

ASEAN trước triển vọng tươi sáng

ClockThứ Bảy, 30/10/2021 13:49
TTH - Theo nhận định của ngân hàng Standard Chartered, tương lai của ASEAN rất tươi sáng và sẽ được hưởng lợi hơn nữa từ các lĩnh vực mới nổi liên quan đến kinh tế tiêu dùng.

Các nước ASEAN+3 phải tiếp tục hợp tác, chuẩn bị cho tiến trình phục hồi sau dịch COVID-19Hội nghị cấp cao ASEAN và các đối tác: Tiếp tục chia sẻ và củng cố niềm tinASEAN: Lũ lụt là một trong những nguyên nhân chính gây thiệt hại về thiên tai

ASEAN được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng của thế giới. Ảnh minh họa: Tapchitaichinh

ASEAN sẽ vẫn là nơi tiếp nhận nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu khi các nền kinh tế trong khu vực đang bắt đầu phục hồi sau đại dịch COVID-19, chủ yếu nhờ vào tăng trưởng tiêu dùng và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng. Ngoài ra, nhu cầu du lịch bị dồn nén có thể mang lại lợi ích cho nền kinh tế ASEAN khi các quốc gia tái mở cửa đón khách quốc tế.

Theo ông Benjamin Hung, Giám đốc Điều hành khu vực châu Á của Standard Chartered, ASEAN đã trải qua một giai đoạn khó khăn, đặc biệt là trong quý II - quý III năm nay khi các quốc gia áp đặt các biện pháp phong tỏa vì COVID-19, làm gián đoạn sản xuất và chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, “chúng ta đang dần thấy mọi thứ được cải thiện và đang tăng tốc trên một số thị trường”, ông nói. “Bất chấp giai đoạn đầy thách thức, cá nhân tôi thấy ASEAN đang ở một điểm ngoặt quan trọng và có một số xu hướng sẽ có lợi cho ASEAN trong vòng 5 - 10 năm tới”.

Phân tích cho thấy, các xu hướng mới nổi sẵn sàng thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa cho ASEAN xoay quanh địa chính trị, sức tiêu thụ của tầng lớp trung lưu, sự phát triển của số hóa và tập trung mạnh vào tính bền vững.

Từ phía địa chính trị, Trung Quốc rất muốn phát triển các mối quan hệ chặt chẽ hơn và mối quan hệ chuỗi cung ứng mật thiết hơn với ASEAN với tư cách là một khối thống nhất. Trong khi đó Mỹ cũng rất muốn tìm đến ASEAN như một giải pháp thay thế về đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Tương tự, các thị trường châu Âu và trong khu vực châu Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng rất quan tâm đến việc đầu tư vào ASEAN, Standard Chartered cho hay.

Là khu vực giàu tài nguyên, có dân số trẻ (660 triệu người) và tầng lớp trung lưu đang gia tăng, ASEAN đang trở thành điểm thu hút nhiều công ty đa quốc gia (MNC) với các tiềm năng sẵn có.

Theo ông Benjamin Hung, bất chấp tác động của đại dịch, tỷ trọng FDI toàn cầu của ASEAN đã tăng lên 14% vào năm ngoái từ mức 12% trong năm 2019. Điều đó phản ánh cách thế giới nhìn nhận ASEAN như “một triển vọng mới”, “bất chấp các biến thể của COVID-19 hay các thách thức ngắn hạn, chúng ta nhìn thấy triển vọng và tiến bộ rất tích cực ở ASEAN”, ông nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Kingshuk Ghoshal, lãnh đạo Standard Chartered tại Singapore và ASEAN, cho biết rất nhiều MNC phương Tây muốn có trung tâm sản xuất ở gần với các trung tâm tiêu thụ, đó chính là lợi thế của ASEAN khi có thể giảm thiểu nguy cơ bị gián đoạn như ở các chuỗi cung ứng dài.

Xu hướng đầu tư ESG

Tiêu dùng ngày càng tăng đã dẫn đến nhu cầu cao hơn về năng lượng, nhưng người tiêu dùng và các chính phủ đều nhận ra năng lượng của tương lai cần phải bền vững. Điều này thu hút nhiều đầu tư hơn liên quan đến xu hướng ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị, hay đầu tư bền vững).

Ông Ghoshal cho rằng: “Đây chính là thời điểm tăng trưởng của năng lượng tái tạo và bền vững. Các chính phủ ASEAN đã hợp tác với cam kết tạo ra ít nhất 23% hỗn hợp năng lượng từ năng lượng tái tạo vào năm 2025, trong đó phần lớn sẽ đến từ các khoản đầu tư mới trong lĩnh vực này”.

Song song đó, việc tăng cường kết nối nội khối thông qua dòng vốn, tích hợp mạng lưới sản xuất, cũng như liên kết theo chiều dọc hoặc chiều ngang của chuỗi cung ứng sẽ giúp tăng cường vai trò của ASEAN trong sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, chuyên gia của Standard Chartered nhận định.

Việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được xem là một tuyên bố tích cực về sự sẵn sàng duy trì dòng chảy thương mại mở của ASEAN. Sự phối hợp nhiều hơn và tăng cường kết nối trong các lĩnh vực từ cơ sở hạ tầng xanh đến số hóa sẽ thúc đẩy tăng trưởng của khu vực trong dài hạn.

Các mối quan hệ đa chiều

Ngoài ra, các mối quan hệ đa chiều như Mỹ - ASEAN, châu Âu - ASEAN, Trung Quốc - ASEAN, nội khối ASEAN… cùng với các hiệp định thương mại tự do, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ tiếp tục hữu ích cho thương mại của khu vực. Các quan hệ đối tác đa phương như vậy cũng được kỳ vọng sẽ mang lại những lợi ích bổ sung về kỹ năng và nguồn lực của các ngành, dẫn đến sự phân bổ tăng trưởng kinh tế công bằng hơn trên toàn ASEAN.

Ví dụ, các nhà sản xuất xe điện (EV) có thể khai thác các lợi thế so sánh đa dạng nhưng bổ sung lẫn nhau trong lĩnh vực ô tô của Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Malaysia để đầu tư, sản xuất và cung cấp cho thị trường nội địa của họ, từ đó tạo ra việc làm, kỹ năng và thương mại. Bên cạnh đó, khoa học đời sống, dược phẩm và điện tử cũng nằm trong số các lĩnh vực tăng trưởng tiềm năng của ASEAN.

Trong khi triển vọng ngắn hạn vẫn còn nhiều thách thức, Standard Chartered dự đoán nền kinh tế ASEAN sẽ có triển vọng tươi sáng trong trung hạn khi có khả năng tăng trưởng gần gấp đôi nền kinh tế toàn cầu. Từ góc độ đó, ông Hung kết luận rằng “ASEAN vẫn sẽ là một động lực tăng trưởng” của thế giới.

TỐ QUYÊN

(Tổng hợp & lược dịch từ Business Times & The Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực
ASEAN hướng đến tăng cường thương mại và đầu tư ngoài khối

Tờ Asia News Network ngày 26/9 cho hay, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Lào, ông Malaythong Kommasith đang kỳ vọng, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc thông qua hợp tác kinh tế mới.

ASEAN hướng đến tăng cường thương mại và đầu tư ngoài khối
Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu

Không phải đối mặt với áp lực thiếu đơn hàng, nhiều DN xuất khẩu đang tăng tốc sản xuất tận dụng các cơ hội mới từ thị trường.

Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu
Việt Nam có 1 trong 30 công ty khởi nghiệp công nghệ hàng đầu ASEAN

Theo danh sách NextGen Tech 30, danh sách đầu tiên về 30 công ty khởi nghiệp công nghệ hàng đầu Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa được Công ty đầu tư mạo hiểm công nghệ Granite Asia công bố, một công ty khởi nghiệp tại Việt Nam vinh dự có tên trong danh sách này.

Việt Nam có 1 trong 30 công ty khởi nghiệp công nghệ hàng đầu ASEAN
Thụy Sĩ là nền kinh tế có sức cạnh tranh nhân tài cao nhất thế giới

Trong năm thứ 11 liên tiếp, Thụy Sĩ tiếp tục đứng đầu danh sách, trở thành nền kinh tế có sức cạnh tranh lớn nhất thế giới trong việc thu hút nhân tài, cho thấy nguồn nhân tài mạnh mẽ và ổn định của nền kinh tế này bất chấp bối cảnh việc làm toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, theo Bảng xếp hạng Nhân tài thế giới IMD năm 2024.

Thụy Sĩ là nền kinh tế có sức cạnh tranh nhân tài cao nhất thế giới
Return to top