Thế giới
Xung đột Israel - Hamas:

ASEAN và các hiệp hội kêu gọi giải pháp hoà bình

ClockThứ Bảy, 21/10/2023 14:30
TTH.VN - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mới đây kêu gọi “ngay lập tức chấm dứt” bạo lực ở Trung Đông, khi xung đột Israel - Hamas vẫn tiếp diễn.

Liên Hiệp quốc kêu gọi tiếp cận nhân đạo “bền vững” tới GazaLHQ: Cần hành động lập tức để ngăn chặn xung đột Israel-Hamas lan rộngLHQ đề xuất ngân sách 3,3 tỷ USD cho năm 2024WTO: Lạm phát, lãi suất cao và xung đột ảnh hưởng đến thương mại toàn cầuIMF cảnh báo thị trường hàng hóa bị phân mảnh gây nguy hiểm cho an ninh lương thực, chuyển đổi xanh

 Kêu gọi chấm dứt xung đột, quốc tế nỗ lực hành động nhân đạo tại Dải Gaza. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN/Vietnam+

Kêu gọi chấm dứt bạo lực, tiến đến đàm phán hoà bình

Cụ thể, trong một tuyên bố, ngoại trưởng các nước ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình trạng leo thang xung đột gần đây ở Trung Đông.

Trước tình hình này, khối ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực ngay lập tức để tránh gây thêm thương vong về người và kêu gọi tôn trọng đầy đủ luật nhân đạo quốc tế, qua đó tạo ra các hành lang nhân đạo an toàn, nhanh chóng và không bị cản trở.

Xung đột Israel - Hamas nổ ra vào ngày 7/10, cướp đi sinh mạng của khoảng 1.400 người, hầu hết là dân thường và bắt khoảng 200 người làm con tin.

ASEAN cho biết, trong một tuyên bố rằng: “Chúng tôi lên án mạnh mẽ các hành vi bạo lực dẫn đến thiệt hại cho người dân địa phương tại khu vực xảy ra xung đột, bao gồm cả công dân ASEAN tại đó”.

Ngoài ra, khối cũng tái khẳng định sự ủng hộ đối với giải pháp hai nhà nước tiến hành đàm phán, cho phép cả người Israel và Palestine sinh sống cạnh nhau hoà bình và an toàn, “phù hợp với các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc”.

Đây sẽ là con đường khả thi duy nhất để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột, lãnh đạo các nước ASEAN nhận định.

Cùng lúc, ASEAN cũng kêu gọi tất cả các bên bảo vệ và đảm bảo an toàn, an ninh cho mọi thường dân và thả con tin.

Trong số các nước trong khu vực, Việt Nam cũng tái nhấn mạnh cam kết cung cấp hỗ trợ khẩn cấp cho công dân ASEAN theo hướng dẫn của khối.

Tuyên bố của khối nêu rõ: “Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ tiến trình hoà bình nhằm đảm bảo hoà bình và ổn định lâu dài trong khu vực”.

Tiến sĩ Mustafa Izzuddin, nhà phân tích các vấn đề quốc tế cấp cao tại Công ty tư vấn chính sách và kinh doanh Solaris Strategies Singapore cho biết, sự gần gũi về mặt địa lý của các quốc gia Đông Nam Á đòi hỏi các nước phải hợp tác để vượt qua mọi thách thức và giải quyết xung đột. ASEAN coi việc đảm bảo an toàn cho người dân ở các khu vực xung đột là trách nhiệm tập thể và là hiện thân của chủ nghĩa quốc tế nhân đạo.

Nhiều khối khu vực cùng kêu gọi ngừng xung đột

Cùng với ASEAN, Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) cũng kêu gọi khôi phục lại điện và nước, cũng như cho phép vận chuyển nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men không bị cản trở trên khắp Gaza.

Tuyên bố của ASEAN - GCC ghi rõ: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên trong cuộc xung đột bảo vệ dân thường, tránh nhắm mục tiêu vào họ và tuân thủ luật nhân đạo quốc tế, đặc biệt là các nguyên tắc và quy định của Công ước Geneva”.

Có thể nói rằng, các nhà lãnh đạo của cả hai khối đều kêu gọi các bên liên quan nỗ lực hướng tới giải pháp hòa bình cho xung đột nhằm hiện thực hoá giải pháp hai nhà nước.

Các nhà lãnh đạo cho biết, họ ủng hộ sáng kiến của Saudi Arabia, Liên minh châu Âu và Liên đoàn Ả Rập nhằm khôi phục tiến trình hoà bình Trung Đông với sự hợp tác của Ai Cập và Jordan, cũng như giải quyết tranh chấp giữa Israel và các nước láng giềng.

Sử dụng mối quan hệ khu vực

Ông Andreyka Natalegawa, Chuyên gia tại Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Mỹ nhận định, mặc dù các quốc gia ASEAN có mức độ can dự ngoại giao khác nhau với Israel và Palestine, cũng như cách ứng phó với khủng hoảng của mỗi nước là khác nhau, nhưng những điều này không cản trở các thành viên tận dụng mối quan hệ ngoại giao trong khu vực Đông Nam Á.

Dù vậy, vì vẫn tồn tại khác biệt về quan điểm, thay vì đưa ra tuyên bố về xung đột Israel - Hamas, khối sẽ kêu gọi giảm leo thang, từ đó ngừng bắn, bảo vệ dân thường, tăng cường cung cấp viện trợ nhân đạo và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Thông thường, các tuyên bố của ASEAN không nêu tên các bên liên quan và “thường rất cơ bản” khi chỉ bày tỏ mối quan ngại về tình hình đang diễn ra và kêu gọi các bên kiềm chế.

Đan Lê (Tổng hợp và lược dịch từ CNA & Straistimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top