Thế giới

Báo động toàn cầu: 2015 dự đoán là năm nóng nhất trong lịch sử quan sát

ClockThứ Bảy, 22/08/2015 07:07
TTH.VN - BBC đưa tin, theo số liệu từ các nhà khoa học của Cục quản lý Đại dương và Khí tượng Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), tháng 7/2015 vừa qua là tháng nóng nhất trên trái đất kể từ khi bắt đầu tập hợp dữ liệu toàn cầu vào năm 1880, và dự đoán năm 2015 là năm nóng nhất từ trước tới nay.

Theo dữ liệu của các chuyên viên khí tượng, nhiệt độ trung bình của tháng 7 vừa qua là 16,6 độ, cao hơn 0,08 độ so với kỷ lục được ghi nhận hồi tháng 7/1998. Báo cáo của NOAA cũng dự đoán năm 2015 là năm nóng nhất trong lịch sử thế giới, kể từ bắt đầu thực hiện thống kê năm 1880. Bảy tháng đầu năm 2015 đã phá vỡ mọi kỷ lục về nhiệt độ so với cùng kỳ các năm trước.

Năm 2015 dự đoán là năm nóng nhất trên thế giới trong lịch sử - Ảnh: Flickr.

Tại châu Phi, nhiệt độ tháng 7/2015 chỉ thấp hơn so với hồi tháng 7/2002. Ở Áo, tháng 7 là tháng nóng nhất trong toàn bộ lịch sử quan sát khí tượng - thủy văn quốc gia từ năm 1767.

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của hiện tượng này là do sự biến đổi khí hậu với hiệu ứng nhà kính và hiện tượng thời tiết El Nino. 

Ông Jake Crouch, nhà vật lý tại Trung tâm Thông tin Môi trường quốc gia của NOAA cho biết, “thế giới đang ấm lên, và sẽ tiếp tục ấm hơn. Điều này được thể hiện hết lần này tới lần khác trong các dữ liệu của chúng tôi”. Theo ông Crouch, có thể tương đối chắc chắn năm 2015 là năm nóng kỷ lục, và cần phải xem xét tác động của nó tới con người trên mặt đất là gì.

Khi nghiên cứu nhiệt độ trên biển và trên mặt đất trong năm nay, các nhà khoa học tính toán rằng nhiệt độ trung bình của cả trái đất tăng lên 0,85 độ C so với nhiệt độ trung bình của thế kỷ XX. Theo NOAA, tốc độ tăng nhiệt độ cho tháng 7 tại mức trung bình là 0,65 độ C/thế kỷ.

Theo các chuyên gia của BBC, tháng 7 thông thường là tháng nóng nhất trong cả năm trên toàn thế giới. Tuy nhiên, theo Phòng khí tượng, tháng 7/2015, các nơi trên thế giới chứng kiến thời tiết nắng nóng kinh khủng. Ở Anh, xuất hiện hiện tượng đường ray tàu hỏa bị cong, vênh vì tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời quá cao, trong khi tại Mỹ nhiệt độ có nơi lên đến 48 độ. Hàng ngàn người Ấn Độ và Pakistan đã thiệt mạng vì nắng nóng. Ngoài ra, hạn hán và cháy rừng cũng xảy ra khắp nơi trên trái đất.

Bảo Nghi (lược dịch từ BBC & Sputnik)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đón chờ sự kiện nhạc sống lớn nhất thế giới

Vào tuần thứ hai của tháng 5 này, sự kiện nhạc sống lớn nhất thế giới, cuộc thi Ca khúc truyền hình châu Âu (Eurovision Song Contest) sẽ diễn ra tại Thụy Điển, với sự tham gia của 37 quốc gia.

Đón chờ sự kiện nhạc sống lớn nhất thế giới
Nắng nóng gay gắt, nới rộng khoảng cách học tập trên toàn thế giới

Hena Khan, một học sinh ở thủ đô Dhaka của Bangladesh, đã phải vật lộn với việc học trong tuần này khi nhiệt độ vượt quá 40 độ C. Em cho rằng trong cái nóng khắc nghiệt này, giáo viên không thể dạy, học sinh không thể tập trung, và đúng hơn là mạng sống của mọi người đang gặp nguy hiểm.

Nắng nóng gay gắt, nới rộng khoảng cách học tập trên toàn thế giới
Return to top