Thế giới

Các phiên họp của LHQ không đạt tiến triển trong viện trợ cho Syria

ClockThứ Bảy, 04/01/2020 14:44
Theo thống kê của Liên hợp quốc, ước tính có 3 triệu người tại khu vực Idlib được hưởng lợi từ viện trợ. Trong khi phía Syria khẳng định chỉ có khoảng 800.000 người tại đây cần viện trợ.

Khủng hoảng nhân đạo ảnh hưởng đến gần 13 triệu người ở SyriaWHO kêu gọi viện trợ 11 triệu USD để chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu người ở SyriaTổng thống Mỹ cắt khoản viện trợ 230 triệu USD mỗi năm cho SyriaEU, Liên Hiệp quốc tìm cách tăng viện trợ cho Syria

Người tị nạn Syria tại thị trấn Dana, đông bắc Syria ngày 23/12/2019. Nguồn: AFP/TTXVN

Ngày 3/1, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức các phiên họp về cuộc khủng hoảng nhân đạo xảy ra tại tỉnh Idlib bất ổn ở Syria trong bối cảnh có nhiều lời kêu gọi tiếp tục cho phép viện trợ khẩn cấp qua biên giới.

Hàng viện trợ nhân đạo hiện đang được đưa vào khu vực Tây Bắc Syria, thành trì cuối cùng của phiến quân, thông qua các chốt kiểm soát của Liên hợp quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq, mà không được Damascus cấp phép chính thức. Tuy nhiên, biện pháp này dự kiến sẽ hết hiệu lực ngày 10/1 tới. Do đó, các bên chỉ còn 1 tuần để tìm ra giải pháp. Các nguồn tin ngoại giao cho biết hiện các cuộc họp vẫn chưa được tiến triển nào.

Trong phiên họp kín đầu tiên do Anh, Pháp đề xuất, các phái đoàn của Hội đồng Bảo an đã nghe báo cáo tình hình của Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề chính trị Rosemary DiCarlo và Phó Tổng Thư ký Lien hợp quốc phụ trách các vấn đề nhân đạo và điều phối cứu trợ khẩn cấp Mark Lowcock. Tuy nhiên, kết thúc cuộc họp, các bên đã không đưa ra được tuyên bố nào.

Trong khi đó, hai phiên họp kín khác được tổ chức để thảo luận về vấn đề viện trợ. Phiên họp thứ nhất có sự tham gia của 5 ủy viên thường trực trong Hội đồng Bảo an gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. Phiên họp thứ hai có sự tham gia của 10 ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, trong đó tất cả đều ủng hộ việc duy trì viện trợ qua biên giới mà không cần sự chấp thuận của Chính phủ Syria.

Theo thống kê của Liên hợp quốc, ước tính có 3 triệu người tại khu vực Idlib được hưởng lợi từ viện trợ. Trong khi phía Syria khẳng định chỉ có khoảng 800.000 người tại đây cần viện trợ.

Đại sứ Liên hợp quốc tại Syria Bashar Jaafari khẳng định hiện chưa có lý do phù hợp nào cho việc viện trợ nhân đạo qua biên giới, nhấn mạnh tất cả mọi viện trợ phải có sự chấp thuận của Damascus. Về tình hình Idlib, ông nhấn mạnh Chính phủ Syria quyết tâm không từ bỏ quyền và nghĩa vụ với tư cách là một nhà nước có chủ quyền nhằm xóa bỏ thành trì cuối cùng của chủ nghĩa khủng bố.

Lực lượng Hayat Tahrir al-Sham (HTS), còn được gọi là Al-Qaeda tại Syria, hiện đang kiểm soát nhiều khu vực tại tỉnh Idlib. Kể từ ngày 16/12/2019, các lực lượng chính phủ Syria đã mở lại chiến dịch quy mô lớn vào vùng nông thôn Đông Nam tỉnh Idlib sau nhiều tháng quân nổi dậy liên tiếp đẩy lùi những mũi tiến công của quân đội chính phủ. Cho đến nay, quân đội Syria đã giải phóng 25 thị trấn và nhiều làng mạc thuộc tỉnh Idlib.

Tháng trước, Hội đồng Bảo an cũng đã triệu tập cuộc họp, trong đó thảo luận về việc gia hạn viện trợ thêm 1 năm qua 4 chốt ở biên giới, với 2 chốt ở Thổ Nhĩ Kỳ và 2 chốt còn lại lần lượt ở Jordan và Iraq. Tuy nhiên, nghị quyết này đã không nhận được sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc.

Idlib hiện là nơi trú ngụ của 3 triệu người, trong đó có nhiều người từ khắp các địa phương của Syria tới đây lánh nạn do bạo lực kéo dài nhiều năm qua ở đất nước này.

Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền tại Syria (SOHR) có trụ sở tại London, từ giữa tháng 12 đến nay, các cuộc không kích và tấn công tại đạn pháo tại tỉnh này đã khiến gần 80 dân thường thiệt mạng và ước tính có hơn 40.000 người sơ tán lánh nạn trong vài tuần gần đây.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Viện trợ cho các mục tiêu về giới tăng gấp đôi trong thập kỷ qua

Theo dữ liệu mới nhất hiện có, Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hàng năm liên quan đến các mục tiêu về giới dành cho các nước đang phát triển đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua, từ 26 tỷ USD lên gần 52 tỷ USD vào năm 2022, tăng 1% so với năm trước đó.

Viện trợ cho các mục tiêu về giới tăng gấp đôi trong thập kỷ qua
Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất
Return to top