ClockThứ Ba, 21/08/2018 06:56

WHO kêu gọi viện trợ 11 triệu USD để chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu người ở Syria

TTH.VN - Trong bối cảnh xung đột hoành hành ở tây bắc Syria, tổ chức y tế Liên Hiệp quốc (WHO) hôm qua lên tiếng kêu gọi khoản tài trợ 11 triệu USD để cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế quan trọng cho các vùng Aleppo, Hama, Idleb và Lattakia.

WHO nỗ lực tiêm chủng ngăn chặn bại liệt cho trẻ em tại SyriaEU, Liên Hiệp quốc tìm cách tăng viện trợ cho Syria

Một bé gái 7 tuổi đứng trước ngôi trường đã trở thành đống đổ nát sau các cuộc xung đột ở Syria. Ảnh: UNICEF

“Tình hình sức khỏe ở phía tây bắc Syria đã trở nên tồi tệ và có vẻ ngày càng xấu đi”, ông Michel Thieren, một quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết,  nhấn mạnh thêm rằng, “nếu WHO không nhận được khoản tài trợ bổ sung, hơn 2 triệu người mắc kẹt trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột có thể không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu, kể cả chăm sóc chấn thương để bảo vệ mạng sống của mình.”

Ông Geert Cappelaere, Giám đốc UNICEF khu vực Trung Đông và Bắc Phi, nói rằng có ít nhất 1 triệu trẻ em có nguy cơ bị bỏ lại ở Idlib mà không có người chăm sóc.

Trong khi đó, tội phạm ngày càng tăng và cuộc chiến giữa các phe phái càng làm tăng sự bất an khi các vụ ám sát và bắt cóc có mục tiêu cũng tăng lên.

Nhiều người di dời trong nước đang sống ở những nơi trú ẩn tạm thời, khiến những khu vực này trở nên quá đông đúc và ít được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nước sạch và vệ sinh..

Sau hơn 7 năm xung đột, cướp đi hàng trăm nghìn sinh mạng và buộc hàng triệu người phải di tản, những người còn lại phải đối mặt với dịch vụ y tế ngày càng yếu kém, khiến họ dễ bị tổn thương do các bệnh truyền nhiễm khi tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính được dự đoán sẽ tăng lên.

Hơn nữa, tỷ lệ tiêm chủng cũng giảm sút, dẫn đến nguy cơ bùng phát các đợt dịch bệnh mới vốn có thể phòng ngừa được, chẳng hạn như bại liệt, làm ảnh hưởng đến các nỗ lực của WHO trong việc loại trừ căn bệnh này trên toàn cầu.

“Hơn một nửa số cơ sở y tế công cộng của đất nước đã bị phá hủy hoặc bị buộc phải đóng cửa sau nhiều năm xung đột”, tiến sĩ Thieren nói.

Trước tình hình hiện tại, WHO cho biết sẽ sử dụng bất kỳ nguồn tài trợ bổ sung nào nhận được để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiêm phòng và các dịch vụ cứu thương ở Tây Bắc Syria; đồng thời tăng cường các hệ thống giới thiệu để chuyển các bệnh nhân bị bệnh nặng và bị thương tới các bệnh viện lớn để được chăm sóc chuyên môn.

WHO cũng tuyên bố sẽ tạo thuận lợi cho việc sơ tán y tế và cung cấp các loại thuốc và thiết bị cần thiết cho các bệnh viện, phòng khám và các nhóm di động để điều trị cho những người có nhu cầu.

Bảo Nghi (Lược dịch từ UN News)      

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á

Theo tin từ CNA, Chính phủ Singapore cam kết sẽ tài trợ tới 500 triệu USD cho các dự án xanh và dự án chuyển đổi ở châu Á, như một phần trong cam kết của nước này nhằm cung cấp các giải pháp tài chính về khí hậu trong khu vực. Thông báo này được Bộ trưởng Bộ Môi trường và Phát triển Bền vững Singapore Grace Fu đưa ra tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP29) đang diễn ra tại thủ đô Baku của Azerbaijan.

COP29 Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

TIN MỚI

Return to top