Thế giới

Châu Á - Thái Bình Dương có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng chocolate toàn cầu

ClockThứ Tư, 10/07/2024 06:34
TTH - Giá ca cao tăng vọt trong những tháng gần đây cùng với tình trạng thiếu hụt nguồn cung ca cao lớn nhất thế giới - 374.000 tấn - trong hơn 60 năm qua đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu chocolate sắp xảy ra giữa nguy cơ về mất an ninh lương thực toàn cầu.

Du lịch hạng sang thúc đẩy tăng trưởng du lịch châu Á-Thái Bình Dương Tình trạng tắc nghẽn ở một số cảng châu Á có thể kéo dài đến tháng 8Sản xuất ở châu Á mở rộng trong tháng 6 nhờ nhu cầu toàn cầu vững chắc

Nhu cầu ca cao toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Ảnh minh họa: Shutter Stock 

Trong khi nguồn cung ca cao toàn cầu dự kiến sẽ giảm gần 11% xuống còn 4,449 triệu tấn trong năm nay, nhu cầu vẫn ở mức cao và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.

Theo các nhà kinh tế, hạt ca cao góp phần đảm bảo an ninh lương thực theo nhiều cách khác nhau, chủ yếu thông qua tác động kinh tế của chúng đối với sinh kế của những nông dân sản xuất nhỏ và hỗ trợ nền kinh tế địa phương.

Giá ca cao đang tăng vọt trong bối cảnh điều kiện thời tiết bất lợi tàn phá mùa màng ở Tây Phi, nơi có bốn nhà sản xuất ca cao lớn nhất thế giới: Bờ Biển Ngà, Ghana, Nigeria và Cameroon. Bốn quốc gia này cung cấp gần 75% nguồn cung ca cao toàn cầu và đối với họ, hạt ca cao và các sản phẩm ca cao là mặt hàng nông sản xuất khẩu chính.

Khi cuộc khủng hoảng ca cao tiếp tục diễn ra đối với các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng, đây đồng thời cũng được xem là một cơ hội cho các nhà cung cấp thay thế, đặc biệt là những nhà cung cấp ở châu Á - Thái Bình Dương, với kỳ vọng khu vực này có thể góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng nói trên. Đáng chú ý phải kể đến Indonesia, nước sản xuất ca cao lớn thứ 3 thế giới, hiện đóng góp 15% nguồn cung ca cao toàn cầu. Với dân số 278 triệu người, trong đó 43,9% dưới 29 tuổi, quốc gia này có thể tìm cách tăng sản lượng và xuất khẩu ca cao thông qua khai thác lực lượng lao động trẻ.

Các nước sản xuất ca cao nhỏ hơn ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương cũng có cơ hội được hưởng lợi bằng cách tăng sản lượng và xuất khẩu, mặc dù ở mức khiêm tốn hơn. Ví dụ, Malaysia đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào hạt ca cao nhập khẩu, nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất ca cao trong nước và phát triển các thương hiệu chocolate sản xuất tại Malaysia.

Tương tự, Philippines, Papua New Guinea - những quốc gia sản xuất dưới 1% nguồn cung ca cao của thế giới, cũng có tham vọng toàn cầu về chocolate nội địa. Theo Kế hoạch Phát triển Philippine (2023 - 2028) được công bố gần đây, nông dân và nhà sản xuất có thể được chú ý nhiều hơn nhằm giúp tăng sản lượng nông nghiệp trong nước, bao gồm cả ca cao. Trong khi đó ở Papua New Guinea, việc hỗ trợ sản xuất ca cao được cho là có thể thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội hơn nữa.

Rõ ràng, tình trạng thiếu ca cao toàn cầu đặt ra thách thức nhiều mặt nhưng cũng là cơ hội đòi hỏi phải hành động ngay lập tức và lập kế hoạch chiến lược dài hạn, đặc biệt là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chính phủ, các bên liên quan trong ngành và các tổ chức quốc tế phải hợp tác để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của tình trạng thiếu hụt trong dài hạn. Để đạt được điều này, các khoản đầu tư quan trọng vào nghiên cứu, công nghệ và thực hành canh tác bền vững hứa hẹn sẽ mang lại một ngành ca cao phát triển kiên cường hơn, Asia Society nhấn mạnh.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Asia Society)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Châu Á: Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu

Trong một thế giới ngày càng kết nối, căng thẳng địa chính trị và tác động của biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động toàn cầu, bao gồm cả châu Á. Tuy nhiên, với sức mạnh của ngành vận tải biển, châu lục này vẫn là khu vực kết nối tốt nhất với các mạng lưới vận tải trên toàn thế giới, đánh giá mới nhất về vận tải biển năm 2024 vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố nêu rõ.

Châu Á Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Return to top