Thế giới

Châu Âu sử dụng vệ tinh theo dõi các mối đe dọa khí hậu đối với rừng

ClockThứ Sáu, 24/11/2023 11:23
TTH - Ủy ban Châu Âu (EC) mới đây đã đề xuất một hệ thống giám sát rừng, trong đó sử dụng vệ tinh để theo dõi các mối đe dọa như cháy rừng do biến đổi khí hậu và khai thác gỗ bất hợp pháp.

Cần tài trợ để ngăn El Nino làm trầm trọng thêm nạn đói toàn cầuGia tăng rủi ro trong hệ thống lương thực ở châu Á - Thái Bình DươngKinh tế toàn cầu có thể thiệt hại đến 5.000 tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt

Gần 900.000ha đất rừng ở châu Âu đã bị đốt cháy trong các vụ cháy rừng năm 2022. Ảnh: AP/VTV 

Biến đổi khí hậu đang gây thiệt hại ngày càng lớn cho các khu rừng ở châu Âu, khi nhiệt độ cực cao và hạn hán làm tăng nguy cơ cháy rừng nghiêm trọng. Dữ liệu của EU cho thấy gần 900.000ha đất rừng của Liên minh châu Âu - gần bằng diện tích của đảo Corse, đã bị đốt cháy trong các vụ cháy rừng vào năm ngoái.

Sự suy thoái rừng ở châu Âu gây ra nhiều hậu quả tiêu cực vì khả năng lưu trữ CO2 của những khu rừng này là điều cần thiết để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu và bảo vệ các khu vực xung quanh khỏi lũ lụt.

Hôm 22/11, EC đã đề xuất một đạo luật cho phép Brussels thu thập dữ liệu rừng từ các vệ tinh Copernicus Sentinel của Liên minh châu Âu (EU). Các quốc gia thành viên EU cũng sẽ có nghĩa vụ thu thập các số liệu thực tế về xu hướng, bao gồm diện tích rừng có thể khai thác, số lượng cây và vị trí của các khu rừng nguyên sinh.

Theo ông Virginijus Sinkevicius - Ủy viên Môi trường EU, khu vực này cần “theo dõi các xu hướng, cần dự đoán tốt hơn”, và cần xem các nước thành viên ứng phó với biến đổi khí hậu như thế nào. Ông cũng cho biết ở thời điểm hiện tại, không có yêu cầu giám sát toàn diện nào để cung cấp một bức tranh tổng thể về tình trạng rừng của châu Âu.

Ngoài ra, hệ thống dữ liệu mới cũng sẽ giúp theo dõi các rủi ro khác, như khai thác gỗ bất hợp pháp, xuyên biên giới giữa các quốc gia.

Thực tế, EU đã mâu thuẫn với một số nước trong khu vực, trong đó có Ba Lan, về vấn đề này. Hồi tháng 3, Tòa án Công lý châu Âu (CJEU) đã ra phán quyết rằng chính sách của Ba Lan cho phép khai thác gỗ trong mùa sinh sản của chim đã vi phạm luật môi trường của EU. Trước đó, vào năm 2018, CJEU cũng ra phán quyết chống lại việc Ba Lan cho phép khai thác gỗ ở Bialowieza - một trong những khu rừng nguyên sinh cuối cùng còn lại của châu Âu.

Nhóm chiến dịch Fern hoan nghênh đề xuất mới này của EU, xem đây có thể là “một cơ hội vàng” trong việc cung cấp dữ liệu cần thiết để bảo vệ các khu rừng của châu Âu. Tuy nhiên, nhóm cho rằng luật nên đi xa hơn nữa và buộc các nước EU sau đó phải hành động để cải thiện sức khỏe rừng.

EU cho biết dữ liệu rừng hiện do các quốc gia thành viên cung cấp còn nhiều thiếu sót và thường bị chậm trễ kéo dài, làm cản trở khả năng chuẩn bị cho các mối đe dọa về khí hậu của khối.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mối đe dọa đáng lo ngại khi thuốc trừ sâu ngày càng chứa nhiều “hóa chất vĩnh cửu”

Một nghiên cứu mới vừa được công bố ngày 24/7 trên tạp chí Environmental Health Perspectives cho biết “hóa chất vĩnh cửu” (PFAS) độc hại đang ngày càng được sử dụng nhiều trong thuốc trừ sâu, đe dọa sức khỏe con người khi làm ô nhiễm nguồn nước và được phun vào các loại thực phẩm thiết yếu.

Mối đe dọa đáng lo ngại khi thuốc trừ sâu ngày càng chứa nhiều “hóa chất vĩnh cửu”
Vụ tấn công mạng tại Indonesia báo hiệu mối đe dọa gia tăng ở Đông Nam Á

Tạp chí Nikkei Asia ngày 15/7 dẫn lời các chuyên gia cho biết, một vụ tấn công bằng ransomware (mã độc tống tiền) xảy ra gần đây ở Indonesia, trong đó tin tặc mã hóa dữ liệu tại hơn 200 cơ quan chính phủ, đã nêu bật nhu cầu về an ninh mạng mạnh mẽ hơn ở Đông Nam Á, trong bối cảnh sự bùng nổ kỹ thuật số khiến khu vực này phải đối mặt với các mối đe dọa trực tuyến tinh vi và thường xuyên hơn.

Vụ tấn công mạng tại Indonesia báo hiệu mối đe dọa gia tăng ở Đông Nam Á
Return to top