Thế giới

Cháy rừng nghiêm trọng, Thủ tướng Australia huỷ thăm Ấn Độ và Nhật Bản

ClockThứ Bảy, 04/01/2020 14:51
TTH.VN - Theo tin từ Reuters, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tuyên bố hủy các chuyến thăm chính thức tới Ấn Độ và Nhật Bản dự kiến ​​diễn ra vào nửa cuối tháng này, trong bối cảnh phải đối phó với tình trạng khẩn cấp do cháy rừng nghiêm trọng trong nước.

Australia điều tàu hải quân giải cứu người bị mắc kẹt do cháy rừngÚc sơ tán hàng chục ngàn du khách do cháy rừng lan rộngNạn nhân cháy rừng tại Australia có thể được trợ cấp 14.000 USDAustralia: Lực lượng cứu hỏa không nghỉ lễ Giáng sinh để kiểm soát cháy rừngKhói mù dày đặc bao phủ trung tâm thành phố Sydney, Australia

Lực lượng chức năng Australia không thể kiểm soát tình hình cháy rừng ở nhiều khu vực. Ảnh: BBC/Tienphong

Thủ tướng Morrison hôm nay (4/1) cho biết đã nói chuyện với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và đại sứ Nhật Bản tại Australia, Reiichiro Takahashi, tìm cách sắp xếp lại lịch trình các chuyến thăm để ông có thể giải quyết cuộc khủng hoảng cháy rừng đang ngày càng gia tăng của quốc gia này.

"Tôi nhấn mạnh rằng cả hai cuộc họp theo lịch trình này đều bị hoãn lại và sẽ nhanh chóng xác định một cơ hội khác", Thủ tướng Morrison nói với các phóng viên sau khi khẳng định quân đội đã đạt được một bước tiến lớn trong các nỗ lực cứu hộ và cứu trợ.

Theo lịch trình trước đó, Thủ tướng Morrison dự kiến sẽ lên đường sang Ấn Độ vào ngày 12/1 tới, tiếp sau chuyến công du đến Nhật Bản, với các cuộc đàm phán tập trung vào các vấn đề quốc phòng, tình báo, an ninh và thương mại.

Quyết định hoãn 2 chuyến công du nói trên đưa ra sau khi Thủ tướng Morrison phải đối mặt với những chỉ trích nặng nề hồi tháng 12 năm ngoái vì đã đi nghỉ mát tại Hawaii trong khi các đám cháy rừng hoành hành trên khắp Australia kể từ tháng 9/2019 vẫn tiếp tục bùng cháy.

Được biết, lực lượng cứu hỏa Australia đang phải tiếp tục chiến đấu với các điều kiện nguy hiểm, khi các đám cháy ở bang New South Wales và Victoria dự kiến ​​sẽ bùng cháy một cách không kiểm soát ở nhiệt độ trên 40C và gió mạnh thổi tới.

Các nhà chức trách cho biết tình hình có thể tồi tệ hơn cả đêm giao thừa vừa qua, khi hỏa hoạn thiêu rụi nhiều vùng đất rộng lớn và buộc hàng ngàn cư dân và những người đi nghỉ hè phải tìm nơi ẩn náu trên các bãi biển.

Chính phủ Australia đã phải lần đầu tiên đưa ra lời kêu gọi các đội quân dự bị hỗ trợ lính cứu hỏa cũng như các nguồn lực khác, trong đó có cả một tàu hải quân được trang bị cho thảm họa và cứu trợ nhân đạo.

Theo xác nhận của Thủ tướng Morrison, các vụ hoả hoạn đã giết chết 23 người và phá hủy hơn 1.500 ngôi nhà kể từ tháng 9/2019 đến nay.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không để cháy rừng Hòn Vượn trong dịp lễ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND thị xã Hương Trà, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Bồ tổ chức trực bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng tại đỉnh núi Hòn Vượn từ ngày 26/4 - 1/5.

Không để cháy rừng Hòn Vượn trong dịp lễ
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm

Trước xu thế thời tiết cực đoan, nắng nóng gay gắt, ngày 19/4, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phát thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tại vùng đồng bằng và TP. Huế dự báo cấp độ cháy rừng cấp 3 (cấp nguy hiểm), đặc biệt ở Nam Đông cấp 4 (cấp rất nguy hiểm).

Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Return to top