Thế giới

Chi tiêu thiết bị chế tạo toàn cầu sẽ tăng 24% vào năm 2021

ClockThứ Năm, 11/06/2020 14:24
TTH.VN - Hiệp hội Quốc tế về Thiết bị và Vật liệu Bán dẫn (SEMI) có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết, chi tiêu thiết bị chế tạo toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng 24% trong năm 2021, lên mức kỷ lục 67,7 tỷ USD.

Singapore sẽ chi thêm 30% vào công nghệ thông tin và truyền thôngỨng dụng công nghệ trong cuộc chiến chống COVID-19 ở châu Á

Mức chi tiêu vào các thiết bị chế tạo trên toàn cầu được dự báo sẽ tăng 24% vào năm 2021. Ảnh minh hoạ: theinquirer.net/TTXVN

Trong một tuyên bố trên trang web của mình, SEMI nhận định, con số này cao hơn 10% so với dự báo trước đó, ở mức 65,7 tỷ USD.

Theo đó, tất cả các phân khúc sản phẩm hứa hẹn tốc độ tăng trưởng vững chắc, thiết bị chế tạo bộ nhớ sẽ dẫn đầu các phân khúc bán dẫn trên toàn thế giới với mức 30 tỷ USD trong chi tiêu thiết bị.

Cũng theo SEMI, công nghệ bộ nhớ 3D NAND sẽ giúp tăng cường chi tiêu với mức tăng trưởng 30% trong đầu tư vào năm nay, trước khi đạt được mức tăng trưởng 17% trong năm 2021. Dù vậy, một số phân khúc sẽ chứng kiến mức chi tiêu thiết bị chế tạo thấp hơn.

Bên cạnh đó, cảm biến hình ảnh sẽ có mức tăng ấn tượng 60% vào năm 2020. Các thiết bị liên quan đến năng lượng được dự báo sẽ đăng ký mức tăng trưởng 16% vào năm 2020, và mức tăng 67% trong năm 2021.

Xem xét các xu hướng chi tiêu theo quý trong bối cảnh đại dịch COVID-19, SEMI cho rằng, mức chi tiêu cho thiết bị chế tạo toàn cầu đã giảm 15% trong quý đầu năm 2020. “Khi dịch bệnh ngày càng lây lan, nhu cầu về các sản phẩm công nghệ thông tin và điện tử như máy tính xách tay, máy chơi game và các ứng dụng chăm sóc sức khỏe đã tăng lên", SEMI cho hay; đồng thời lưu ý rằng, bất chấp những dự báo tăng, các mối đe dọa từ đại dịch vẫn còn rình rập.

Trong đó, các vụ sa thải liên quan đến đại dịch, với hơn 40 triệu người lao động thất nghiệp chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ (tính đến tháng 5), và quyết định đóng cửa các công ty sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền trong những thị trường tiêu dùng và chi tiêu tùy ý. Chẳng hạn như, tình trạng thất nghiệp gia tăng sẽ dẫn đến doanh số bán điện thoại thông minh và xe ô tô mới sụt giảm.

“Mặc dù vậy, chuyển đổi kỹ thuật số và nhu cầu giao tiếp liên lạc vẫn sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành này khi những dịch vụ đám mây, lưu trữ máy chủ, chơi game và các ứng dụng y tế thúc đẩy nhu cầu về bộ nhớ và các thiết bị liên quan đến công nghệ thông tin”, SEMI nhấn mạnh.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Edge Markets)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Người dân thắt chặt chi tiêu, sức mua nhiều loại hàng hóa giảm

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, nhu cầu mua sắm hàng Tết của người dân giảm hơn so với các năm trước do người dân thắt chặt chi tiêu. Mặt hàng rượu bia giảm nhiều vì nhân dân thực hiện nghiêm quy định “Không được uống bia, rượu khi lái xe”.

Người dân thắt chặt chi tiêu, sức mua nhiều loại hàng hóa giảm
Return to top