Thế giới
Người dân Đông Nam Á:

Chính phủ chưa thực hiện đủ để chống lại biến đổi khí hậu

ClockThứ Hai, 20/09/2021 16:42
TTH.VN - Một báo cáo mới về thái độ và nhận thức của người Đông Nam Á về biến đổi khí hậu cho thấy, những người được hỏi bày tỏ mỗi lo ngại về khủng hoảng biến đổi khí hậu, song lại khá bi quan về việc liệu chính phủ có đang thực hiện đủ hành động để giải quyết vấn đề này hay không.

Đông Nam Á có thể tổn thất 28 nghìn tỷ USD nếu không triển khai nhanh hành động khí hậuPhó Tổng thống Mỹ Kamala Harris chuẩn bị thăm Việt Nam và SingaporeĐông Nam Á: Tác động của biến đổi khí hậu nặng nề hơn khu vực khácBiến đổi khí hậu là mối quan tâm hàng đầu của ASEANPhá rừng - “đại dịch” thời hiện đại của ASEAN

Tất cả các bên phải nỗ lực hơn để giải quyết biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa: daidoanket.vn/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Cuộc khảo sát do Viện Nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak (ISEAS) thực hiện theo hình thức trực tuyến, trong đó thăm dò 610 người từ 10 nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm các nhà học thuật, các nhà kinh doanh, chính phủ, người làm việc trong lĩnh vực truyền thông, sinh viên và các tổ chức quốc tế. Đây là năm thứ hai ISEAS thực hiện khảo sát này.

Theo đó, 70% những người được khảo sát cho biết họ tin rằng biến đổi khí hậu là mối đe dọa nghiêm trọng và tức thời đối với thịnh vượng và hạnh phúc của đất nước.

Tuy nhiên, chỉ 15,7% tin rằng chính phủ của họ coi biến đổi khí hậu là một ưu tiên cấp bách của quốc gia và đã phân bổ đủ nguồn lực để giải quyết mối đe dọa này.

Bên cạnh đó, ít hơn ¼ số người được hỏi cho rằng các chính sách và luật khí hậu của nước mình phù hợp với mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5oC như đã thống nhất trong thỏa thuận Paris. Cùng lúc, chỉ 31,8% đồng ý rằng ASEAN là tổ chức khu vực đạt hiệu quả trong việc giải quyết biến đổi khí hậu.

“Kết quả cho thấy rằng người dân Đông Nam Á tin rằng, cần hành động nhiều hơn nữa để giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu, với đa số coi biến đổi khí hậu là khủng hoảng tương đương với đại dịch COVID-19”, Choi Shing Kwok, Giám đốc điều hành ISEAS cho biết trong một tuyên bố.

Giám đốc Choi cũng thông tin thêm, những người tham gia khảo sát cũng tin rằng các chính sách biến đổi khí hậu tốt hơn và sáng tạo hơn có thể mang lại khả năng cạnh tranh kinh tế cao hơn. Điều này sẽ chuyển thành sự hỗ trợ mạnh mẽ cho chính phủ các nước và các công ty tư nhân theo đuổi những sáng kiến về biến đổi khí hậu trong khu vực.

Một phân tích riêng gần đây của ISEAS cho thấy, các chính phủ trong khu vực đã bỏ lỡ cơ hội đưa các thành phần xanh vào quá trình phục hồi, trong khi vẫn giữ nhiều khoản trợ cấp có hại cho các ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao.

Điều cần thiết để giải quyết thách thức này là các nước phải cắt bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch. Khử Carbon sâu, chuyển đổi kinh tế không diễn ra một sớm một chiều. 

Theo khảo sát, những người từ Brunei, Campuchia, Lào, Malaysia, Philippines và Việt Nam cho rằng, ưu tiên chính của chính phủ là khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng thực hành xanh.

Cũng liên quan đến vấn đề này, báo cáo đánh giá mới nhất của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) chỉ rõ rằng, trừ khi hiện tượng nóng lên toàn cầu quá mức được kiềm chế vào giữa thế kỷ này, bằng không, Đông Nam Á sẽ phải trải qua một loạt các điều kiện thời tiết và thảm họa thiên nhiên tồi tệ, bao gồm các đợt nắng nóng nguy hiểm, các trận mưa xối xả, xoáy thuận nhiệt đới mạnh và các thành phố ven biển bị ngập do mực nước biển dâng cao.

Tại Việt Nam, Philippines, Myanmar, Malaysia, Lào, Indonesia và Brunei, những người được hỏi cho biết lũ lụt là tác động của biến đổi khí hậu nghiêm trọng nhất đối với đất nước.

Mối quan tâm này là hoàn toàn hợp lý, bởi các thành phố của khu vực đều nằm trong những nơi dễ bị tổn thương nhất thế giới và giới chuyên gia dự đoán rằng, đến năm 2100, mỗi năm đều có thể xảy ra các hiện tượng mưa lũ tồi tệ nhất trong 100 năm qua.

Tại các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan cho rằng hạn hán là tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu và người Campuchia lựa chọn mối đe dọa từ mất đa dạng sinh học là đáng lo ngại nhất.

Chỉ 21% tin rằng đất nước của họ có chính sách và kế hoạch bảo vệ nông nghiệp chống lại biến đổi khí hậu, mặc dù đa số cho rằng nguồn cung lương thực đang bị de dọa bởi chính khủng hoảng về việc biến đổi khí hậu.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á

Nắng nóng cực đoan xảy ra trên nhiều khu vực ở Nam và Đông Nam Á, khiến các trường học trên khắp Philippines phải tạm dừng các lớp học, trong khi cảnh báo nắng nóng được đưa ra ở thủ đô của Thái Lan.

Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á
Return to top