Thế giới

Chống lại bệnh lao, kẻ giết người truyền nhiễm lớn nhất

ClockChủ Nhật, 26/03/2023 12:33
TTH.VN - Căn bệnh truyền nhiễm đã cướp đi sinh mạng của nhiều người nhất trong năm ngoái lại là căn bệnh mà chúng ta hầu như chưa từng nghĩ đến: bệnh Lao. Vào năm 2022, căn bệnh đã cướp đi sinh mạng của 1,4 triệu người, nhiều hơn tổng số ca tử vong do Covid-19.

WHO tăng cường sáng kiến chống lại bệnh lao chết ngườiLãnh đạo các nước cam kết hàng tỷ USD để chống lại bệnh AIDS, lao và sốt rétCuộc chiến chống bệnh AIDS, lao và sốt rét đã phục hồi sau COVID, nhưng vẫn chưa đủQuan chức Lào đề cao Việt Nam hỗ trợ nhiều nước chống dịch COVID-19Đức có kế hoạch tiêm chủng bắt buộc đối với một số ngành nghề

leftcenterrightdel
 Giải quyết bệnh lao là mục tiêu các nước phải thực hiện được. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN/Vietnam+

Ở những nước nghèo, trong khi những người giàu có hơn trong cộng đồng này có thể chi trả cho việc điều trị, thì những người nghèo nhất, bị ngắt kết nối và thiệt thòi nhất lại mắc phải căn bệnh này.

Từ rất lâu, thế giới đã cam kết hành động hiệu quả hơn. Là một phần trong mục tiêu toàn cầu của Liên Hiệp quốc, được gọi là Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG), tất cả các quốc gia cam kết sẽ khắc phục hầu hết mọi vấn đề toàn cầu vào năm 2030, trong đó có bệnh lao. Tuy nhiên, đối với tiến trình chống lại bệnh này, chúng ta có thể sẽ đi chậm hàng chục năm.

Sự thật là chúng ta đang thất bại trong hầu hết các lời hứa cho đến năm 2030 mà thế giới đã đặt ra. Dựa trên các xu hướng hiện tại, thế giới sẽ trễ nửa thế kỷ trong việc thực hiện tất cả những lời hứa của mình. Trong đó, các mục tiêu quan trọng về dinh dưỡng, giáo dục và bệnh lao được đặt cùng với nhiều lời hứa hẹn vĩ mô hơn như tăng cường tái chế nhiều công viên đô thị hơn và thúc đẩy lối sống hài hoà với thiên nhiên.

Năm nay, thế giới đáng ra phải đi được nửa chặng đường để thực hiện những lời hứa cho năm 2030, nhưng sự thật thì thậm chí vẫn chưa đạt đến một nửa con số đề ra. Đã đến lúc xác định và ưu tiên các mục tiêu quan trọng nhất.

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, việc giảm đáng kể bệnh lao không chỉ có thể thực hiện được, mà còn là một trong những ưu tiên hiệu quả nhất cho đến năm 2030.

Được biết, gần ¼ số người trên thế giới mang vi khuẩn lao. Ngay cả ở châu Âu và Mỹ, cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh này. Đối với hầu hết những người khá giả, ăn uống đầy đủ thì sẽ không phát triển thành bệnh, nhưng đối với những người kém may mắn thì đó lại là một nguy cơ. Theo cách đó, bệnh lao là căn bệnh của đói nghèo.

Mỗi năm, hơn 10 triệu người mắc bệnh lao. Vì thiếu nguồn lực nên năm 2021 chúng ta chỉ chuẩn đoán cho khoảng 6 triệu ca, trong đó hơn 430.000 ca đến từ Indonesia. Gần một nửa số người không được điều trị sẽ tử vong. Trong khi đó, những người không tử vong sẽ tiếp tục lây nhiễm bệnh. Trung bình, những người bị nhiễm bệnh có thể lây nhiễm cho từ 5 - 15 người khác thông qua tiếp xúc gần trong hơn 1 năm. Thêm vào đó, 6 triệu người được chuẩn đoán nhiễm bệnh và đang được điều trị đang trong giai đoạn khó khăn. Họ phải dùng thuốc trong vòng 6 tháng. Do thuốc chữa bệnh lao sẽ ngay lập tức giảm được các triệu chứng như sốt và giảm cân trong một vài tuần, nhiều người sẽ bỏ điều trị quá sớm. Tuy nhiên, khi người bệnh ngừng điều trị sớm hơn phác đồ được đưa ra, điều này không chỉ làm tăng khả năng bệnh có thể lây truyền qua người khác mà còn khiến nhiều vi khuẩn lao còn sống sót có khả năng phát triển nguy cơ kháng thuốc. Điều này có nghĩa là lần điều trị tiếp theo có thể tốn 18 - 24 tháng điều trị và có thể sẽ tốn kém hơn nhiều.

Các chuyên gia nhận định, chúng ta có thể làm tốt hơn rất nhiều để chống lại căn bệnh này. Trong đó, nhiều người sẽ được chuẩn đoán bệnh hơn và đảm bảo hầu hết bệnh nhân lao sẽ tiếp tục dùng thuốc. Nghiên cứu mới của các nhà khoa học cho thấy mục tiêu này có thể đạt được với việc đầu tư thêm mỗi năm 6,2 tỷ USD. Con số này là ít hơn những gì thế giới đã cam kết vào năm 2018. Trong đó, Liên Hiệp quốc đã cam kết đến năm 2022, hàng năm sẽ tăng tài trợ khoảng 7 - 8 tỷ USD. Đáng thất vọng rằng chi tiêu kể từ năm 2018 đã giảm

Khoản bổ sung 6,2 tỷ USD hàng năm có thể cung cấp dịch vụ chuẩn đoán, chăm sóc và phòng ngừa nhằm đạt được những cam kết chống bệnh lao trên thế giới. Nó sẽ đảm bảo ít nhất 95% những người mắc bệnh lao sẽ được chuẩn đoán.

Các nguồn lực bổ sung sẽ mang ý nghĩa rằng những người có nguy cơ cao, dễ bị tổn thương sẽ có thể tiếp cận sàn lọc định kỳ. Trong những thập kỷ tới, 50 triệu người sẽ được điều trị thích hợp và 35 triệu người sẽ được điều trị dự phòng. Điều này sẽ hỗ trợ giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do bệnh lao lên tới 90%. Về cơ bản, nó sẽ quét sạch bệnh lao – mục tiêu vốn lẽ ra chúng ta phải làm từ nhiều thập kỷ trước. Cho đến giữa thập kỷ này, các nguồn lực bổ sung sẽ giúp chúng ta tránh những con số đáng kinh ngạc là 27 triệu người tử vong, cùng với vô số thiệt hại mà con người phải gánh chịu. Tổng lợi ích được biểu thị bằng thuật ngữ kinh tế phần lớn là từ việc tránh được số ca tử vong sẽ đạt 3.000 tỷ USD. Mỗi USD chi tiêu sẽ tạo ra 46 USD lợi ích cho thế giới.

Vấn đề của toàn cầu hiện nay đã và đang cho phép bệnh lao trở thành “ kẻ giết người truyền nhiễm nguy hiểm nhất”. Chấm dứt bệnh lao là một trong những chính sách hiệu quả nhất thế giới. Chúng ta đã hứa hẹn quá nhiều cho năm 2030, nhưng giải quyết bệnh lao là một trong số ít những chính sách hiệu quả nhất mà chúng ta phải thực hiện, giới chuyên gia khẳng định.

Đan Lê (Lược dịch từ The Jakarta Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG CẤP CAO TOÀN CẦU LẦN THỨ 4 VỀ AMR:
Các sáng kiến về kháng thuốc trở thành tâm điểm

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng toàn cầu cấp bách về tình trạng kháng thuốc kháng sinh (AMR), các sáng kiến về kháng thuốc một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý, khi các bên liên quan nhóm họp tại Hội nghị Bộ trưởng cấp cao toàn cầu lần thứ 4 về AMR.

Các sáng kiến về kháng thuốc trở thành tâm điểm
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top