Thế giới

Đức thúc giục các nước đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trường

ClockChủ Nhật, 06/06/2021 16:29
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng năm 2021 là "một năm quan trọng" đối với việc bảo vệ khí hậu và tin tưởng Hội nghị khí hậu thế giới vào cuối năm nay có thể đạt được những kết quả cụ thể.

Đức sẽ loại bỏ hoàn toàn điện than vào năm 2038Đức tăng thuế với xe phát thải caoĐức chi 800 triệu Euro để trồng rừng

Thủ tướng Angela Merkel phát biểu tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Bảo vệ khí hậu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ Đức đang quyết liệt thực hiện thời gian qua. Để có thể đạt được các mục tiêu đầy tham vọng trong việc bảo vệ khí hậu trên phạm vi toàn cầu, Thủ tướng Đức Angela Merkel đang kêu gọi các nước cần có những giải pháp mạnh mẽ và cụ thể hơn nữa trong lĩnh vực này.

Theo phóng viên TTXVN tại Đức, phát biểu nhân Ngày Môi trường thế giới 5/6, Thủ tướng Merkel cho biết Đức là quốc gia tiên phong trong Liên minh châu Âu (EU) trong lĩnh vực bảo vệ khí hậu.

Theo Thủ tướng Merkel, những mục tiêu bảo vệ khí hậu mà Chính phủ Đức đưa ra hồi tháng trước rất tham vọng, nhưng Đức hoàn toàn có thể thực hiện được khi có quyết tâm và những hành động mạnh mẽ, quyết liệt. 

Hồi giữa tháng Năm vừa qua, Nội các Đức đã thông qua dự thảo luật bảo vệ khí hậu mới với các quy định chặt chẽ hơn sau khi Tòa án Hiến pháp liên bang nước này yêu cầu siết chặt luật bảo vệ khí hậu.

Mục tiêu của dự luật mới đưa ra là giảm 65% lượng khí thải CO2 vào năm 2030 và đạt mức trung hòa về CO2 vào năm 2045 (thay vì giảm 55% và đạt trung hòa vào năm 2050 như dự thảo luật cũ).

Thủ tướng Merkel cho hay nước Đức có nhiều công cụ thích hợp để thực hiện mục tiêu trên. Các biện pháp mà Đức triển khai thực hiện bao gồm quy định mức giá phát thải CO2 một cách hợp lý, loại bỏ việc sản xuất nhiệt điện than, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và chuyển sang sử dụng các loại xe chạy điện.

Trên bình diện thế giới, Thủ tướng Đức cho rằng năm 2021 có thể là "một năm quan trọng" đối với việc bảo vệ khí hậu. Bà tin tưởng Hội nghị khí hậu thế giới ở Glasgow (Scotland) vào cuối năm 2021 có thể đạt được những kết quả cụ thể.

Theo bà Merkel, điều quan trọng là phải hành động một cách quyết đoán ngay từ bây giờ cũng như trong những năm tới đây, vì bảo vệ khí hậu chính là bảo tồn môi trường sống và sinh kế của loài người, không chỉ thế hệ hiện tại mà còn các thế hệ tương lai trên toàn thế giới.

Do đó, Thủ tướng Đức kêu gọi các quốc gia cùng chung tay hành động, thực hiện nhiều biện pháp triệt để hơn nữa để bảo vệ khí hậu. Trong lĩnh vực này, EU đã đi được khá xa, còn Đức vẫn đang tiếp tục đặt ra cho mình những mục tiêu đầy tham vọng mới.

Bà Merkel cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hạn chế rác thải nhựa. Theo bà, cuộc chiến chống rác thải nhựa là một trong những vấn đề môi trường quan trọng nhất trên toàn thế giới hiện nay. Do đó, phương châm hành động của ngày Môi trường thế giới năm nay là nói không với đồ nhựa dùng một lần.

Đây là vấn đề mang tính thời sự cao, nhiều sản phẩm dùng một lần như ống hút hoặc tăm bông sẽ không còn được phép sản xuất tại EU kể từ tháng Bảy tới. Từ năm 2022, các loại túi nilon nhẹ không còn được phép lưu thông trong EU.

Thủ tướng Merkel cho rằng việc sử dụng túi nilon tràn lan như hiện nay gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho môi trường, trong khi con người hoàn toàn có thể từ bỏ thói quen sử dụng loại sản phẩm này. Đây sẽ là điều rất tốt cho môi trường sống của con người.

Theo Vietnam+

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Hành động vì động vật hoang dã

Động vật hoang dã (ĐVHD) được ví như một tài nguyên quý thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội. Là địa bàn rộng, dân cư đông nên TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, hành động vì ĐVHD góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn thiên nhiên, hạn chế việc tiêu thụ, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các sản phẩm ĐVHD.

Hành động vì động vật hoang dã
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Return to top