Thế giới

G7 sẽ thảo luận về việc củng cố hệ thống ngân hàng toàn cầu

ClockThứ Ba, 09/05/2023 17:01
TTH.VN - Các nhà lãnh đạo tài chính của Nhóm 7 nền kinh tế tiên tiến (G7) trong tuần này sẽ tham gia thảo luận về các cách củng cố hệ thống tài chính toàn cầu, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki ngày 9/5 cho biết, trong bối cảnh các ngân hàng Mỹ gần đây sụp đổ dẫn đến nguy cơ ngân hàng kỹ thuật số phải đối mặt với rủi ro.

ADB và PIDG sẽ hợp tác về đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn đầuThúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ ở Châu Á - Thái Bình Dương6 quốc gia chính thức tham gia quỹ mới hỗ trợ chống biến đổi khí hậuIMF nâng dự báo và cảnh báo những rủi ro đối với kinh tế châu ÁWB: Dự đoán giá gạo quốc tế sẽ tăng 17% trong năm nay

leftcenterrightdel
 Sự sụp đổ của Ngân hàng First Republic Bank làm dấy lên lo ngại về lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ảnh minh hoạ: Reuters/Thanh Niên

Cụ thể, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki, người sẽ chủ trì cuộc họp của các nhà lãnh đạo tài chính G7, được tổ chức từ ngày 11 – 13/5 tại thành phố Niigata của Nhật Bản nhận xét: “Môi trường xung quanh tài chính đã thay đổi đáng kể với sự xuất hiện của truyền thông xã hội và ngân hàng Internet. Việc ứng phó với những thay đổi như vậy đã trở thành một thách thức chung đối với các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Nhật Bản”.

Chủ đề này sẽ nằm trong số nhiều vấn đề sẽ được thảo luận tại cuộc họp G7 tuần này.

Nhà ngoại giao tài chính hàng đầu của Nhật Bản Masato Kanda chia sẻ, các nhà lãnh đạo tài chính G7 cũng có thể thảo luận về vấn đề trần nợ của Mỹ và nhiều vấn đề khác có liên quan.

Trong khuôn khổ cuộc họp, Nhật Bản sẽ mời Bộ trưởng Tài chính Ukraine tham gia phiên họp vào sáng ngày 11/5 để thảo luận về viện trợ cho quốc gia này.

Được biết, sự sụp đổ gần đây của Ngân hàng First Republic Bank đã làm trầm trọng thêm lo lắng của các nhà đầu tư về lĩnh vực ngân hàng của Mỹ và làm dấy lên lời kêu gọi các cơ quan quản lý giám sát toàn cầu phải hành động tốt hơn đối với những rủi ro mới như hoạt động rút tiền của ngân hàng kỹ thuật số.

Theo đó, Nhật Bản đặt mục tiêu sẽ đưa ra một tuyên bố chung của G7 sau cuộc họp của các nhà lãnh đạo tài chính. Điều này có thể nhấn mạnh sự cần thiết của các cơ quan chức năng về việc phải cảnh giác với những tai hoạ trong ngành ngân hàng.

Sẽ không có nhiều thay đổi đối với thông điệp cơ bản đã được thống nhất vào tháng 4, một chuyên gia cho biết.

Trong một tuyên bố chung được đưa ra vào tháng 4 sau cuộc họp của các nhà lãnh đạo G7 diễn ra tại Washington, D.C, các giám đốc tài chính G7 cho biết, họ sẵn sàng thực hiện “các hành động phù hợp” để duy trì sự ổn định và khả năng phục hồi của hệ thống tài chính toàn cầu.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, người sẽ đến Nhật Bản tham gia hội nghị sẽ tuyên bố với các đối tác G7 của Mỹ rằng hệ thống ngân hàng Mỹ vẫn ổn định.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ
Cần phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại Phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế sáng 8/10.

Cần phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách
Return to top