Thế giới

IHS Markit cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP thực tế toàn cầu

ClockThứ Ba, 24/08/2021 14:49
TTH.VN - Sau mức sụt giảm 3,4% vào năm 2020, Công ty tư vấn IHS Markit dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế toàn cầu sẽ tăng trưởng ở mức 5,7% trong năm 2021, và 4,5% vào năm 2022, dẫn đầu bởi sự phục hồi mạnh mẽ trong chi tiêu của người tiêu dùng và đầu tư kinh doanh.

IHS Markit: Kinh tế thế giới trở lại mức trước đại dịchIMF phân bổ 650 tỷ USD: "Cú hích cho nền kinh tế toàn cầu"

Người dân đến mua sắm tại một siêu thị ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày hôm nay (24/8), bà Sara Johnson, Giám đốc Điều hành Bộ phận Kinh tế Toàn cầu của IHS Markit cho biết: “Dự báo tăng trưởng toàn cầu của tháng này đã được điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm cho năm nay, và 0,2 điểm phần trăm cho năm 2022, chủ yếu là do hoạt động kém mạnh mẽ hơn ở Mỹ”.

Ngoài ra, nhà cung cấp dữ liệu thị trường tài chính quốc tế cũng dự báo, tăng trưởng toàn cầu sẽ đạt mức 3,2% vào năm 2023, khi những nhu cầu dồn nén được đáp ứng, và các gói kích thích tài chính và tiền tệ được rút lui.

"Khả năng phục hồi nhanh của nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh đại dịch COVID-19 kéo dài cho thấy, thế giới đang học cách sống chung với virus SARS-COV-2. Ở Bắc Mỹ và Tây Âu, các khu vực chiếm gần một nửa GDP thế giới, việc quay trở lại các đợt phong toả nghiêm ngặt, trong đó trực tiếp cản trở đến hoạt động kinh tế, sẽ khó có khả năng xảy ra”, bà Sara Johnson nói thêm.

Ở những khu vực này, tỷ lệ tiêm chủng tương đối cao và đang tăng lên, làm giảm nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc tử vong. Mọi người tin tưởng rằng, việc nối lại các hoạt động trước đại dịch với một số biện pháp phòng ngừa là tương đối an toàn. Người tiêu dùng và các doanh nghiệp đã thích nghi theo những cách, trong đó cho phép họ tiếp tục chi tiêu và sản xuất, bao gồm các hoạt động mua sắm trực tuyến, sử dụng những dịch vụ giao hàng, làm việc tại nhà, cũng như các biện pháp an toàn và sức khỏe mới. Do đó, các phản ứng có thể được áp dụng đối với sự gia tăng của các ca bệnh là giảm việc đi lại và các hoạt động liên quan đến tương tác xã hội.

Bên cạnh đó, bà Sara Johnson cho rằng, các biện pháp hạn chế đi lại quốc tế có thể được mở rộng, làm trì hoãn sự phục hồi ở những khu vực phụ thuộc vào du lịch.

Đáng chú ý, IHS Markit nhấn mạnh, các trung tâm sản xuất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là những điểm nóng hiện tại của đại dịch COVID-19. Sự lây lan của biến thể Delta trong khu vực này trở nên trầm trọng hơn, do tiến độ của các chiến dịch tiêm chủng tương đối chậm. Chi tiêu của người tiêu dùng, du lịch, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu đã bị ảnh hưởng bất lợi. Các cuộc khảo sát về Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của IHS Markit cho tháng 7 đã chỉ ra rằng, các điều kiện kinh doanh đang xấu đi ở một số quốc gia; song, lại mở rộng ở những quốc gia khác trong khu vực.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Edge Markets)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Hết tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của ngành du lịch. Rõ ràng, để tạo ra những giá trị bền vững, sự hợp lực giữa các ngành để cùng phát triển là điều tất yếu.

Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Ấn Độ dự báo nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng nhất trong 14 năm

Chính phủ Ấn Độ dự báo nước này có nguy cơ sẽ thiếu điện ở mức cao nhất trong 14 năm vào tháng 6 tới sau sự sụt giảm trong sản xuất thủy điện. Theo đó, chính phủ đang nỗ lực để tránh tình trạng mất điện bằng cách trì hoãn việc bảo trì các nhà máy điện theo kế hoạch và mở lại các tổ máy không hoạt động.

Ấn Độ dự báo nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng nhất trong 14 năm
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Return to top