Thế giới

IMF: Một số quốc gia có thể phải “sống” với nợ cao

ClockThứ Tư, 03/06/2015 07:20
TTH.VN -  Ba quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết trong một bài báo, một số nước có khả năng phải “sống” với mức nợ công cao.

Khu vực đồng Euro và các nền kinh tế tiên tiến khác đã phải vật lộn với các khoản nợ ngày càng tăng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. Một số quốc gia đã phải đối mặt với áp lực để đáp ứng thị trường bằng cách nhanh chóng củng cố tài chính.

IMF trước đó đã có nhiều cảnh báo về việc cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế quá nhanh sau khủng hoảng có thể gây tổn thương cho sự phát triển kinh tế.

Tòa nhà trụ sở của IMF ở Washington - Ảnh: DW

Hiện nay, các nhà kinh tế IMF gồm Jonathan Ostry, Atish Ghosh và Raphael Espinoza có lời khuyên cho rằng các nước có thể tự tài trợ cho chính mình với chi phí hợp lý và nên tránh các tác động có hại cho kinh tế từ chính sách thắt lưng buộc bụng.

"Một giải pháp triệt để đối phó với nợ cao là chẳng làm gì cả", các quan chức nhận định. Tuy nhiên, điều này chưa phải là quan điểm chính thức của IMF, nhưng có thể giúp hình thành các chính sách mới của tổ chức này.

"Các khoản nợ là điểm yếu cho sự phát triển, nhưng không có nghĩa rằng việc trả nợ sẽ tốt hơn cho sự tăng trưởng. Trả hết nợ sẽ làm bóp méo thêm nền kinh tế, cùng với thiệt hại tương ứng đối với đầu tư và tăng trưởng."

Thay vào đó, các nước có thể chờ cho tỷ lệ nợ giảm thông qua tăng trưởng kinh tế cao hơn hoặc tăng doanh thu thuế theo thời gian.

Các cuộc tranh luận về chính sách thắt lưng buộc bụng đã trở thành đề tài chính trị nóng ở Anh và Hy Lạp khi cử tri phản đối sự khó khăn của việc cắt giảm ngân sách.

Các nhà kinh tế IMF đã không đề cập đến nhiều quốc gia cụ thể, nhưng biểu đồ đánh giá năm 2014 của Tổ chức Định hạng Tín nhiệm Toàn cầu (Moody) đã chỉ ra các nền kinh tế tiên tiến nhất gồm Mỹ, Anh và Đức, là các quốc gia kiên cố trong "vùng xanh" với không gian tài chính dồi dào, tức là các quốc gia này không vội vàng để cắt giảm nợ.

Pháp, Tây Ban Nha, Ireland nên thận trọng về nợ, trong khi Bồ Đào Nha phải đối mặt với một "nguy cơ đáng kể."

Nhật Bản, Ý và Hy Lạp được cảnh báo phải đối mặt với "nguy cơ nghiêm trọng", có nghĩa là họ phải cắt giảm, theo bảng đánh giá.

Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đón chờ sự kiện nhạc sống lớn nhất thế giới

Vào tuần thứ hai của tháng 5 này, sự kiện nhạc sống lớn nhất thế giới, cuộc thi Ca khúc truyền hình châu Âu (Eurovision Song Contest) sẽ diễn ra tại Thụy Điển, với sự tham gia của 37 quốc gia.

Đón chờ sự kiện nhạc sống lớn nhất thế giới
Nắng nóng gay gắt, nới rộng khoảng cách học tập trên toàn thế giới

Hena Khan, một học sinh ở thủ đô Dhaka của Bangladesh, đã phải vật lộn với việc học trong tuần này khi nhiệt độ vượt quá 40 độ C. Em cho rằng trong cái nóng khắc nghiệt này, giáo viên không thể dạy, học sinh không thể tập trung, và đúng hơn là mạng sống của mọi người đang gặp nguy hiểm.

Nắng nóng gay gắt, nới rộng khoảng cách học tập trên toàn thế giới
Return to top