Thế giới

Không được lùi bước giải quyết đại dịch COVID-19

ClockThứ Bảy, 24/09/2022 10:33
TTH.VN - Cố vấn cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Bruce Aylward cảnh báo nếu các quốc gia giàu có thực sự nghĩ rằng đại dịch đã kết thúc, họ cũng nên giúp các quốc gia có thu nhập thấp hơn đạt được mục tiêu này.

Khả năng xác định các biến thể COVID-19 mới đang giảm dần khi hoạt động kiểm dịch giảmÔng Biden: 'Đại dịch COVID-19 đã kết thúc'Chuyển đổi giáo dục, tránh cuộc khủng hoảng học tập toàn cầuASEAN vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫnKhai mạc Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 54 tại Campuchia

Không được lùi bước và lơ là trước sự hoành hành của đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Cụ thể, trong một bài phỏng vấn, cố vấn Bruce Aylward nhấn mạnh rằng các quốc gia giàu có hơn không được lùi bước trong việc giải quyết đại dịch COVID-19 như một vấn đề toàn cầu đang tồn tại hiện nay, trước những làn sóng lây nhiễm tiềm ẩn trong tương lai.

Trong vài tuần trước, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, cái kết của đại dịch đã ở trong tầm mắt, cùng lúc đó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng đại dịch đã kết thúc.

“Khi tôi nghe họ nói như vậy, chúng tôi thật sự rất thoải mái. Điều đó có nghĩa là hiện Mỹ đã có thể giúp phần còn lại của thế giới thoát khỏi đại dịch”, ông Bruce Aylward nhận định.

Ông cho biết thêm rằng nhóm mà ông điều phối, có nhiệm vụ tập trung vào việc tiếp cận công bằng với vaccine, phương pháp điều trị và xét nghiệm COVID-19 trên toàn thế giới, vẫn chưa sẵn sàng để thoát khỏi giai đoạn khẩn cấp của đại dịch và các quốc gia cần phải sẵn sàng, cũng như chuẩn bị điều trị tại chỗ cho bất kì đợt lây nhiễm nào có thể bùng phát.

“Nếu lúc này bạn lơ là, đợt dịch COVID-19 mới sẽ ập đến với chúng ta trong vòng ba tháng nữa”, ông nói.

Cố vấn Bruce Aylward cũng nhấn mạnh Mỹ là nước có khả năng tiếp cận tốt với tất cả các công cụ chống COVID-19. Nước này cũng không cắt giảm cam kết toàn cầu trong tiến trình chống lại đại dịch.

Được biết, ông Bruce Aylward nhận trách nhiệm điều phối ACT-Accelerator, một hợp tác giữa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan y tế toàn cầu khác để giúp các nước nghèo hơn tiếp cận với các công cụ chống COVID-19.

Nỗ lực bao gồm cả Cơ chế đảm bảo khả năng tiếp cận vaccine COVAX, đã tiếp cận hàng tỷ người trên toàn thế giới, song vẫn phải đối mặt với những ý kiến trái chiều về việc hành động chưa đủ nhanh. Bất chấp xuất hiện một số suy đoán rằng nỗ lực này có thể kết thúc vào muà thu năm nay, nhưng ông Bruce Aylward khẳng định chỉ đơn giản là họ đang chuyển đổi trọng tâm khi đại dịch thay đổi.

Trong vòng sáu tháng tới, quan hệ đối tác sẽ đặc biệt hướng tới việc cung cấp đủ vaccine cho ¼ nhân viên chăm sóc sức khỏe và người lớn tuổi, những người chưa được tiêm phòng, cũng như cải thiện khả năng tiếp cận với xét nghiệm và điều trị, đặc biệt là với thuốc Paxlovic của Pfizer. Ngoài ra, quan hệ đối tác cũng sẽ hướng đến tương lai khi COVID-19 “vẫn ở đây”. Nếu các hệ thống không được triển khai đúng chỗ, sự hỗ trợ sẽ sụp đổ khi các quốc gia công nghiệp phát triển khác cũng cho rằng đại dịch đã kết thúc.

Trong một thông tin có liên quan, sáng kiến đã có khoản chênh lệch 11 tỷ USD, với phần lớn khoản tài trợ trị giá 5,7 tỷ USD hiện có là được cam kết dành cho vaccine hơn là cho xét nghiệm hoặc các phương pháp điều trị.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top