Thế giới

Khủng hoảng đất đe dọa thế giới

ClockThứ Ba, 07/06/2022 14:02
"Trong 10 mối đe dọa liên quan đến đất được chúng tôi xác định trong báo cáo toàn cầu, xói mòn đất là mối đe dọa lớn nhất vì nó đang xảy ra khắp nơi" - ông Ronald Vargas, một quan chức của Tổ chức Nông Lương LHQ, khẳng định với đài CNBC ngày 5-6.

Singapore lo an ninh lương thực từ... 'khủng hoảng cơm gà'Hội nghị WEF Davos 2022: Nền kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều mối đe doạLập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương laiTổng Thư ký Liên Hiệp quốc kêu gọi hành động bảo vệ Mẹ Trái đấtIMF, WB, WFP và WTO kêu gọi hành động khẩn cấp về an ninh lương thực

Theo LHQ, xói mòn đất có thể làm giảm 10% năng suất cây trồng đến năm 2050, tương đương với việc hàng triệu mẫu đất canh tác bị loại bỏ. Mất đất cũng đồng nghĩa nguồn cung thực phẩm, nước sạch và đa dạng sinh học bị đe dọa.

Chưa hết, đất đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. "Đất là môi trường sống của hơn 25% đa dạng sinh học trên hành tinh. Mỗi gram đất chứa hàng triệu tế bào vi khuẩn và nấm có vai trò then chốt trong mọi hệ sinh thái" - chuyên gia Reza Afshar của Viện Nghiên cứu Rodale (Mỹ), khẳng định.

Biến đổi khí hậu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái tài nguyên, kể cả đất. Ảnh: Reuters

Trong một nỗ lực nhằm ứng phó biến đổi khí hậu, đại diện từ gần 200 quốc gia đã tập trung tại TP Bonn - Đức vào ngày 6-6 để tái khẳng định tầm quan trọng của cuộc chiến vốn đang bị xung đột Nga - Ukraine che mờ.

Với tốc độ phát thải hiện tại, thế giới nhiều khả năng không thể hoàn thành mục tiêu đề ra trong Thỏa thuận Paris năm 2015, tức nhiệt độ toàn cầu vào cuối thế kỷ này chỉ tăng từ 1,5-2 độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp.

Thế giới đến nay đã ấm lên gần 1,2 độ C - đủ để gây ra các đợt lũ lụt và nắng nóng chết người. "Biến đổi khí hậu không phải là một chương trình nghị sự mà chúng ta có thể trì hoãn" - Thư ký điều hành Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu Patricia Espinosa nhấn mạnh trước phiên họp ở Bonn.

Theo Người Lao động

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top