Thế giới

Lượng khí thải thế giới 2019 tăng khủng khiếp, phá vỡ mức kỷ lục 2018

ClockChủ Nhật, 08/12/2019 09:22
Khí thải toàn cầu năm 2019 được dự báo sẽ đạt mức 36,8 tỷ tấn carbon dioxide (CO2), lập nên một kỷ lục cao mới.

Canada: Mục tiêu đưa lượng khí thải carbon dioxide về 0 vào năm 2050New Zealand thông qua luật “Zero Carbon” vào năm 2050Hãng hàng không Qantas cam kết giảm khí thải Carbon, chống lại biến đổi khí hậuASEAN kêu gọi các nước phát triển đảm bảo cam kết về hành động khí hậu

Kết quả đáng ngại trên cho thấy lượng khí thải đã tăng 62% kể từ khi quốc tế bắt đầu các cuộc đàm phán về khí hậu vào năm 1990 để giải quyết vấn đề này.

Khí thải từ hoạt động công nghiệp của con người. Ảnh: New Atlas.

Các con số trên được cung cấp trong Dự án Carbon Toàn cầu được công bố mới đây (vào ngày 4/12/2019).

Đào sâu vào các con số này thì thấy có một chút điểm sáng. Mặc dù tổng khí carbon thải ra tiếp tục tăng, tốc độ gia tăng đã thấp đi 2/3 so với hai năm trước. Động lực cho sự gia tăng chậm này là sự cắt giảm lượng khí phát thải do đốt than, đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu, trong khi năng lượng tái tạo được dùng ngày càng nhiều trên thế giới.

Tuy nhiên sự suy giảm này lại bắt nguồn từ một điều không hay cho lắm... là nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại. 

Một mối quan ngại lớn khác là xu hướng gia tăng khí thải từ dầu mỏ và khí tự nhiên.

Than vẫn ngự trị nhưng vị trí đã suy yếu nhiều

Việc đốt than vẫn là nguyên nhân chính tạo ra khí thải CO2. Than chịu trách nhiệm về 40% tất cả các khí thải từ nhiên liệu hóa thạch trong năm 2018, kế đó là dầu mỏ (34%), và khí tự nhiên (20%). Khí thải từ than đạt đến cấp độ cao nhất vào năm 2012 và vẫn cao gần bằng ngưỡng này kể từ năm đó.

Khí thải từ than đã giảm trung bình 0,5% trong 5 năm qua cho tới năm 2018. Năm 2019, dự báo khí CO2 từ than trên toàn cầu sẽ giảm khoảng 9,9%. Sự suy giảm này có được là nhờ mức giảm thải 10% ở cả Mỹ và Liên minh châu Âu và mức tăng yếu ở Trung Quốc (0,8%) và Ấn Độ (2%).

Mỹ đã công bố đóng cửa hơn 500 nhà máy nhiệt điện chạy bằng than trong thập kỷ qua, trong khi ngành điện nước Anh đã giảm việc sản xuất điện dựa vào than từ mức 40% vào năm 2012 xuống 5% vào năm 2018.

Hiện nay khí thải từ than có tăng nữa hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ sử dụng than ở Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên khả năng tăng mạnh trở lại là không cao.

Mối nguy hiểm mới: Sử dụng dầu và khí tự nhiên tăng mạnh

Khí thải CO2 từ dầu mỏ và khí tự nhiên đã tăng đặc biệt mạnh trong nhiều thập kỷ và không có dấu hiệu suy giảm. Giữa 2 sản phẩm này có một chút khác biệt. Khí thải từ dầu đã tăng tương đối ổn định trong thập kỷ qua, ở mức 1,4% một năm, còn khí thải từ khí tự nhiên đã tăng nhanh gần như gấp đôi, với tốc độ 2,4% một năm và được ước tính sẽ tăng lên mức 2,6% vào cuối năm 2019. Khí tự nhiên là nhân tố lớn nhất đóng góp vào sự tăng phát thải khí CO2 toàn cầu năm nay (2019).

Sự gia tăng mức độ tiêu thụ khí tự nhiên là do nhiều nguyên nhân. Các phương pháp mới, “phi thông thường” trong khai thác khí tự nhiên ở Mỹ đã làm gia tăng sản lượng. Sự gia tăng này đã thay thế một phần cho nguồn than dùng để sản xuất điện.

Ở Nhật Bản, khí tự nhiên đang lấp vào khoảng trống do điện hạt nhân tạo ra sau thảm họa nhà máy hạt nhân Fukushima. Ở phần lớn các khu vực còn lại của thế giới, năng lực mới về khí tự nhiên đang chủ yếu đáp ứng nhu cầu mới về năng lượng.

Mặt khác, khí thải từ dầu lại xuất phát phần lớn từ khu vực vận tải đang tăng trưởng nhanh chóng. Điều này đang gia tăng cả trên bộ, trên biển và trên không, nhưng chủ yếu là do phương tiện vận tải trên bộ.

Ở Australia, phát thải do các nguồn than đá đã giảm đáng kể trong thập kỷ qua nhưng phát thải từ dầu và khí tự nhiên đã gia tăng nhanh chóng và lại làm tăng tốc độ tăng khí thải CO2 hóa thạch tổng thể của nước này.

Cháy rừng vẫn nặng nề và gây họa lớn

Ước tính sơ bộ cho năm 2019 cho thấy khí thải toàn cầu bắt nguồn từ nạn phá rừng, hỏa hoạn và các thay đổi khác trong sử dụng đất đai đã đạt tới mức 6 tỷ tấn CO2, cao hơn mức 0,8 tỷ tấn  của năm 2018.

Mức phát thải tăng thêm phần lớn là do hoạt động phá rừng và hỏa hoạn gia tăng ở vùng Amazon và Đông Nam Á.

Mức độ mất rừng tăng nhanh trong năm 2019 không chỉ dẫn tới việc phát thải cao hơn mà còn giảm năng lực của thảm thực vật trong việc hấp thụ CO2 trong khí quyển. Điều này thực sự đáng lo ngại vì các đại dương và cây cối hấp thụ khoảng một nửa trong tổng số tất cả khí thải CO2 phát ra từ hoạt động của con người. Đây là một trong những tấm áo giáp hiệu quả nhất của loài người trước mức độ tập trung CO2 cao hơn trong khí quyển và cần phải được bảo vệ.

Tấm áo giáp đại dương khó quản lý nhưng tấm áo giáp trên bộ thì có thể bảo vệ một cách tích cực bằng việc ngăn chặn nạn phá rừng và suy giảm rừng cũng như được cải thiện thông qu hoạt động trồng rừng và khôi phục hệ sinh thái.

Theo VOV

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường

Theo báo cáo mới được công bố hôm nay (28/10) của Oxfam - tổ chức toàn cầu đấu tranh chống bất bình đẳng để chấm dứt đói nghèo và bất công, lượng CO2 trung bình mà 50 tỷ phú giàu nhất thế giới thải ra thông qua các khoản đầu tư, máy bay phản lực tư nhân và du thuyền của họ trong 90 phút còn cao hơn cả lượng phát thải mà một người bình thường thải ra trong suốt cả cuộc đời.

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường
Đốt rác cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nhựa

Trong một bài đánh giá chi tiết mới về cách nhựa xâm nhập vào môi trường, các nhà khoa học cho biết, việc đốt nhựa ở bãi rác, cũng như đốt nhựa thành các đám cháy nhỏ cũng là một vấn đề lớn đối với hành tinh này tương tự như xả rác.

Đốt rác cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nhựa
Bệnh Whitmore có nguy cơ tử vong cao

Bệnh Melioidosis/Whitmore nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng... Trước mùa mưa bão, các phụ huynh cần lưu ý việc giữ gìn môi trường cũng như vệ sinh cơ thể cho trẻ.

Bệnh Whitmore có nguy cơ tử vong cao
Return to top