Thế giới

Mỹ xem xét yêu cầu đeo khẩu trang trở lại khi số ca nhiễm COVID-19 gia tăng

ClockThứ Bảy, 02/09/2023 15:42
TTH.VN - Sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 và số ca nhập viện ở Mỹ, cũng như sự xuất hiện của biến thể mới đang đặt ra câu hỏi về việc liệu người Mỹ có nên bắt đầu đeo khẩu trang trở lại hay không.

Biến thể BA.2.86 đột biến cao đã xuất hiện ở nhiều quốc giaKhủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng làm suy yếu tiến trình giảm nghèoCampuchia: Việt Nam vẫn là điểm đến du lịch hàng đầuNhu cầu du lịch vẫn là “ưu tiên hàng đầu” trong năm 2023 - 2024WHO phân loại EG.5 là biến thể “đáng quan tâm” của COVID-19

 Nhiều người đang không chú ý đến tình hình dịch đang nghiêm trọng trở lại. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN/Vietnam+

Dù tình hình diễn biến dịch như thế nào, có một điều chắc chắn rằng những người nhiễm COVID nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Tuy nhiên, đối với những người không bị nhiễm bệnh, quyết định đeo khẩu trang phụ thuộc vào một số điều. Các chuyên gia y tế công cộng nhận định, điều này bao gồm mức độ rủi ro cá nhân, tỷ lệ nhiễm COVID trong khu vực và những người xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh và lây bệnh cao hay không.

Đầu tiên và quan trọng nhất, những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hoặc tử vong do COVID nên cân nhắc việc đeo khẩu trang ở những nơi đông người và nơi công cộng, đặc biệt là những khu vực kém thông thoáng.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), khuyến cáo này áp dụng cho người lớn tuổi và những người mắc bệnh tiểu đường, ung thư, HIV, người có tiền sử bệnh tim, đột quỵ hoặc các tình trạng suy giảm hệ miễn dịch khác.

“Bất cứ khi nào chúng ta thấy số ca nhiễm tăng, cần bắt đầu với việc thông báo cho những nhóm dân cư dễ tổn thương rằng họ nên chuẩn bị đeo khẩu trang trở lại và nhận thức rõ hơn về những cách bảo vệ bảo thân. Tôi nghĩ đeo khẩu trang là một trong số đó”, Andrew Pekosz, Giáo sư tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins chia sẻ với phóng viên các báo.

Nhận xét được đưa ra khi số ca nhiễm COVID ở những người từ 65 tuổi trở lên và các nhóm có nguy cơ cao khác tăng đang khiến số ca nhập viện và tử vong gia tăng.

CDC thông tin, so với tuần trước, số ca nhập viện do COVID ghi nhận hàng tuần ở Mỹ đã tăng gần 19%, qua đó ghi nhận tuần thứ 6 liên tiếp Mỹ có số ca nhập viện tăng. Các biến thể COVID mới như EG.5 hay “Eris” hiện đang chiếm ưu thế và một số chủng XBB đã thúc đẩy sự gia tăng về tính nghiêm trọng của tình hình dịch. Tất cả những chủng này đều là “hậu duệ” của biến thể Omicron.

Các loại vaccine phòng COVID-19 mới của Pfizer, Moderna và Novavax dự kiến sẽ ra mắt vào giữa tháng 9 và có thể sẽ cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ trước các biến thể vừa nêu. Dù vậy, cho đến lúc đó, các chuyên gia tin rằng khẩu trang là một công cụ quan trọng mà mọi người có thể sử dụng để bảo vệ mình khi COVID bắt đầu lan rộng ở cấp độ cao hơn trên toàn quốc.

Khuyến cáo này cũng áp dụng cho những người Mỹ có mức độ rủi ro với dịch cao bình thường, họ cũng nên cân nhắc việc đeo khẩu trang tuỳ thuộc vào nơi họ ở hoặc họ tiếp xúc với ai.

Tiến sĩ Francesca Torriani, Giáo sư Y học Lâm sàng tại Đại học California, San Diego chia sẻ: “Nếu chúng ta học được điều gì đó từ đại dịch, thì đó là việc đeo khẩu trang có tác dụng bảo vệ khỏi nguy cơ lây nhiễm”.

Theo bà Pavitra Roychoudhury, Giáo sư Y học trong phòng thí nghiệm virus học của Đại học Y khoa Washington, việc thực hiện các quy định về đeo khẩu trang ở một cơ quan, trung tâm chăm sóc sức khoẻ và doanh nghiệp có thể “thực sự làm giảm nguy cơ xảy ra các đợt bùng phát lớn”.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ có bao nhiêu người sẽ chọn đeo khẩu trang.

Theo kết quả của cuộc thăm dò được công bố vào tháng trước bởi Axios và Ipsos, nhiều người dường như không đủ lo lắng về sự gia tăng của số ca bệnh trong thời gian gần đây. Họ cho rằng điều đó là chưa đủ để thay đổi hành vi của mình. COVID hiện đang nằm cuối trong danh sách các mối đe doạ cộng đồng quan trọng của những người được hỏi.

Thêm vào đó, tỷ lệ người đeo khẩu trang một phần, hoặc toàn thời gian đã giảm xuống còn 15%.

Khi nào nên đeo khẩu trang

Tất cả mọi người, bất kể mức độ rủi ro nào, đều nên cân nhắc việc đeo khẩu trang nếu một số chỉ số COVID nhất định trong khu vực họ đang sống và sinh hoạt biểu thị ở mức cao.

CDC khuyến nghị đeo khẩu trang dựa trên số lượng ca nhập viện do COVID ghi nhận trong quận, tiểu bang - dữ liệu có thể được theo dõi và công bố trên trang web của cơ quan.

Bên cạnh đó, CDC cho rằng mọi người nên đeo khẩu trang khi đến những nơi có tỷ lệ người mắc COVID-19 tại các bệnh viện địa phương từ 20/100.000 người trở lên. Điều này hiện đang áp dụng cho 7 quận trên khắp nước Mỹ.

Cùng với đó, việc đeo khẩu trang là cần thiết cho những người có nguy cơ cao đang sinh sống ở các quận có tỷ lệ 10 – 19,9/100.000 người phải nhập viện vì COVID.

Nhìn chung, mọi người nên tiếp tục theo dõi mức độ nhập viện tại địa phương vào mùa thu và mùa đông, khi virus thường lây lan rộng hơn, để có thể đưa ra quyết định đúng đắn và kịp thời.

Ngoài đeo khẩu trang, thuốc kháng virus và vaccine vẫn được đánh giá là các biện pháp có hiệu quả giúp giảm tình trạng dịch lây lan.

Yêu cầu đeo khẩu trang sẽ trở lai

Hiện nay, các quy định về đeo khẩu trang trên toàn nước Mỹ nói chung và ở cấp tiểu bang nói riêng đã không còn được áp dụng. Mọi người có thể bị bất ngờ nếu yêu cầu này được khôi phục.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp, trường học và hệ thống chăm sóc sức khoẻ có thể tái áp dụng các quy định về khẩu trang ở cấp tổ chức, đặc biệt nếu số ca nhiễm và số ca nhập viện còn gia tăng trên khắp nước Mỹ.

Đã có nhiều nơi làm điều này, như trường Morris Brown College từ đầu tháng đã thông báo hạn chế tụ tập và thực hiện quy định đeo khẩu trang trong 2 tuần, sau khi ghi nhận có ca nhiễm ở sinh viên; một số bệnh viện ở bang New York cũng đã áp dụng yêu cầu này…

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đưa nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới
Gia tăng lo ngại về “hóa chất vĩnh cửu” ở nhiều quốc gia châu Âu

Hãng Thông tấn AFP ngày 11/12 trích dẫn cảnh báo mới nhất từ Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho hay, tình trạng ô nhiễm “hóa chất vĩnh cửu” ở các vùng nước tại khu vực châu Âu thường vượt quá ngưỡng quy định, được đặt ra nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và môi trường.

Gia tăng lo ngại về “hóa chất vĩnh cửu” ở nhiều quốc gia châu Âu
Khí thải nitơ oxit gia tăng, đe dọa tầng ôzôn và sức khỏe con người

Theo một đánh giá toàn cầu mới của Liên hợp quốc, nitơ oxit (N₂O) - một loại khí nhà kính mạnh, đang đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu và làm hỏng tầng ôzôn, đe dọa mục tiêu kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C và gây ra mối nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

Khí thải nitơ oxit gia tăng, đe dọa tầng ôzôn và sức khỏe con người
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Return to top