Thế giới

WHO phân loại EG.5 là biến thể “đáng quan tâm” của COVID-19

ClockThứ Sáu, 11/08/2023 10:06
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã phân loại chủng virus COVID-19 EG.5 đang lưu hành ở Mỹ và Trung Quốc là một “biến thể đáng quan tâm”, nhưng dường như chủng virus này không gây ra nhiều mối đe doạ đối với sức khoẻ cộng đồng hơn các biến thể khác.

Giám sát nước thải có thể phát hiện sự lây lan của dịch bệnhTrung Quốc: Chuyên gia y tế cảnh báo số ca mắc COVID-19 gia tăngVaccine COVID-19 tăng cường có thể giúp hạn chế nguy cơ nhập việnIndonesia phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể XBB trong cộng đồngMỹ cấp phép vaccine tăng cường ngừa Omicron của Pfizer và Moderna

leftcenterrightdel
Đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, dù không còn là mối đe doạ vô cùng nguy hiểm. Ảnh minh hoạ: Getty Images/TTXVN/Vietnam+ 

Cụ thể, biến thể lây lan nhanh, phổ biến nhất ở Mỹ với ước tính hơn 17% số trường hợp mắc bệnh là do nhiễm virus này. EG.5 hiện đứng đằng sau sự gia tăng của virus trên khắp đất nước và virus này cũng đã được phát hiện ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Canada, cùng với nhiều quốc gia khác trên thế giới.

WHO cho biết trong một đánh giá rủ ro: “Nhìn chung, so với các dòng virus “hậu duệ” của Omicron hiện đang lưu hành, bằng chứng hiện có không cho thấy rằng EG.5 có thêm rủi ro sức khoẻ cộng đồng cao hơn”.

Tổ chức cho rằng cần phải đánh giá toàn diện hơn về rủi ro do EG.5 gây ra.

Được biết, kể từ khi bùng phát và lây lan trên toàn cầu, COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 6,9 triệu người, với hơn 768 triệu trường hợp được xác nhận kể từ khi virus này xuất hiện.

WHO đã tuyên bố COVID-19 là đại dịch vào tháng 3/2020 và chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với COVID-19 vào tháng 5 năm nay.

Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19 nhận định, chủng virus EG.5 có khả năng lây truyền cao hơn, nhưng không nghiêm trọng hơn các biến thể Omicron khác.

“Chúng tôi không phát hiện thấy sự thay đổi về mức độ nghiêm trọng của EG.5 so với các dòng phụ khác của Omicron đã được lưu hành từ cuối năm 2021”, bà Maria thông tin.

Trong một diễn biến có liên quan, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã phàn nàn rằng nhiều nước đã không báo cáo dữ liệu COVID-19 cho WHO.

Theo đó, chỉ có 11% đã báo cáo các trường hợp nhập viện và nhập viện để chăm sóc đặc biệt vì các vấn đề sức khoẻ liên quan đến đại dịch.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban hành một bộ khuyến nghị thường trực về COVID-19, trong đó kêu gọi các quốc gia tiếp tục báo cáo dữ liệu COVID, đặc biệt là dữ liệu về tỷ lệ tử vọng và dữ liệu về bệnh tật, đồng thời tiếp tục cung cấp vaccine.

Bà Maria Van Kerkhove cho rằng, việc không có dữ liệu từ nhiều quốc gia đang cản trở tiến trình nỗ lực chống lại virus.

“Khoảng một năm trước, chúng ta ở trong một tình huống tốt hơn nhiều đối với việc dự đoán diễn biến của đại dịch, hành động cũng nhanh nhẹn hơn. Hiện tại, sự chậm trễ đang diễn ra và ngày càng tăng. Khả năng đối phó với dịch đang giảm”, bà Maria chia sẻ.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top