Thế giới

Nền kinh tế Anh trải qua một năm tồi tệ nhất trong ba thế kỷ

ClockThứ Bảy, 13/02/2021 15:36
TTH.VN - Năm 2020, nền kinh tế Vương quốc Anh đã trải qua đợt sụt giảm mạnh nhất trong hơn 300 năm qua, với GDP giảm gần 10%. Điều đó có nghĩa là đại dịch COVID-19 đã xóa sạch toàn bộ tốc độ tăng trưởng ở Vương quốc Anh trong 7 năm qua, đưa nền kinh tế này trở về quy mô của năm 2013.

Trung Quốc tiếp tục các chính sách hỗ trợ duy trì phục hồi kinh tếLondon dẫn đầu bảng xếp hạng đầu tư công nghệ khu vực châu ÂuNghị viện Anh bỏ phiếu thông qua thỏa thuận thương mại hậu Brexit với EUVương quốc Anh: Số ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày vượt 40.000 caPhilippines, Hàn Quốc tạm ngừng các chuyến bay từ Vương quốc Anh

Nền kinh tế Vương quốc Anh có mức sụt giảm GDP năm 2020 thấp nhất trong 300 năm qua. Ảnh minh họa: TTXVN.

Theo cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Trung ương Anh, mức sụt giảm GDP 9,9% của nước này ít nghiêm trọng hơn dự kiến ​​nhưng vẫn vượt qua mức sụt giảm 9,7% trong cuộc Đại suy thoái năm 1921, trở thành mức giảm hàng năm tồi tệ nhất kể từ năm 1709 - thời điểm mùa đông khắc nghiệt nhất của châu Âu (Great Frost) trong vòng 500 năm gây ra cái chết hàng loạt và sự tàn phá trên diện rộng.

Có một số dấu hiệu cải thiện trong những tháng cuối năm 2020, với GDP ước tính đã tăng 1% trong quý IV, sau mức tăng kỷ lục trong quý III, theo Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS).

“Các số liệu hôm nay cho thấy nền kinh tế đã trải qua một cú sốc nghiêm trọng do hậu quả của đại dịch, điều mà các nước trên thế giới đã cảm nhận được,” Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak cho biết trong một tuyên bố.

Lệnh phong tỏa quốc gia mới ở Vương quốc Anh, được áp dụng vào ngày 5/1, dự kiến ​​sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế trong quý đầu tiên của năm 2021, đảo ngược tốc độ tăng trưởng trở lại trong quý 4 năm 2020. Bên cạnh đó, sự gián đoạn thương mại EU-Anh sau khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp Brexit vào ngày 31/12 cũng tạo ra áp lực cho nền kinh tế này.

Theo một cuộc khảo sát được bởi Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA), đại dịch đã khiến hơn ¼ số người trưởng thành ở Anh bị tổn thương về tài chính, nợ nần chồng chất hoặc không đủ tiền tiết kiệm để đối phó với một “biến cố tiêu cực trong đời sống” như mất việc, giảm giờ làm hoặc sức khỏe kém.

Anh Tuấn (Lược dịch từ CNN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nền kinh tế ASEAN+3 duy trì tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn

Trong bản cập nhật hàng quý mới nhất về Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN+3 vừa được công bố ngày 3/10, Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) dự báo khu vực này - gồm các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm 2024 và mức tăng trưởng này sẽ tăng lên 4,4% vào năm 2025. Theo AMRO, sự phục hồi liên tục trong thương mại và du lịch nước ngoài, cùng với nhu cầu trong nước mạnh mẽ, sẽ vẫn là động lực chính cho tăng trưởng của khu vực.

Các nền kinh tế ASEAN+3 duy trì tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn
Thụy Sĩ là nền kinh tế có sức cạnh tranh nhân tài cao nhất thế giới

Trong năm thứ 11 liên tiếp, Thụy Sĩ tiếp tục đứng đầu danh sách, trở thành nền kinh tế có sức cạnh tranh lớn nhất thế giới trong việc thu hút nhân tài, cho thấy nguồn nhân tài mạnh mẽ và ổn định của nền kinh tế này bất chấp bối cảnh việc làm toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, theo Bảng xếp hạng Nhân tài thế giới IMD năm 2024.

Thụy Sĩ là nền kinh tế có sức cạnh tranh nhân tài cao nhất thế giới
Return to top