Thế giới

Ngành hàng không gặp thách thức về tái thiết sau đại dịch

ClockThứ Tư, 07/06/2023 15:47
TTH.VN - Người đứng đầu Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) Willie Walsh nhận định, ngành hàng không đang phải đối mặt với những thách thức không lường trước được trong việc tái xây dựng sau đợt suy thoái do đại dịch COVID-19, cũng như những tác động về chuỗi cung ứng.

Ngành hàng không đang phục hồiCuba cho phép nước ngoài đầu tư vào bán buôn, bán lẻ sau 60 nămDu lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lựcIATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến ​​sẽ có lãi vào năm 2023Mỹ bỏ xét nghiệm COVID-19 trước khi khởi hành cho du khách quốc tế

leftcenterrightdel
Sẽ tốt hơn nếu ngành hàng không nhanh chóng chuyển sang hình thức hoạt động theo hướng xanh và bền vững. Ảnh minh hoạ: Báo Điện tử Chính phủ 

Cụ thể, phát biểu với CNA bên lề cuộc họp thường niên của IATA tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng Giám đốc IATA Willie Walsh lưu ý, giá dầu cao hơn sẽ có tác động đến giá vé máy bay của người tiêu dùng.

Ông Willie Walsh cho biết, sự thúc đẩy phát triển bền vững của ngành chắc chắn sẽ dẫn đến chi phí cao hơn, tương tự như bất kỳ ngành nào khác chọn hướng tới hướng phát triển xanh.

Bài học từ đại dịch

Ông Willie Walsh cho biết, mặc dù ngành công nghiệp vận tải hàng không đã có được bài học từ những đợt suy thoái trước đó để nhanh chóng giảm công suất, nhưng đại dịch COVID-19 lại là một điều gì rất khác. Vì tính chất kéo dài, chúng ta khó để hiểu đầy đủ hoặc hiểu hết những thách thức của tiến trình tái phục hồi ngành công nghiệp này.

Đơn cử, hãng hàng không Cathay Pacific ở Hongkong đã phải đào tạo lại rất nhiều phi công vì hầu hết họ đã không bay trong hơn 2 năm.

Theo đó, đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng để “đưa mọi người trở lại mức năng lực mà họ hoạt động vào năm 2019”. Điều này đòi hỏi cần đầu tư thêm nhiều thời gian và nguồn lực.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp này hiện cũng đang phải đối mặt với các vấn đề trong việc đáp ứng nhu cầu, một phần do những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của các hãng hàng không.

Ví dụ, ở Mỹ và châu Âu tồn tại những hạn chế về kiểm soát không lưu, đặc biệt là ở Mỹ. Những yếu tố như vậy đã buộc các hãng hàng không phải hạn chế năng lực hoạt động của họ khi tham gia thị trường.

Trên khắp thế giới, chúng ta đang chứng kiến các vấn đề với chuỗi cung ứng, đặc biệt là phụ tùng thay thế từ các nhà sản xuất động cơ. Do đó, máy bay phải mất nhiều thời gian hơn để bảo dưỡng vì một số bộ phận không có sẵn.

Giá vé máy bay tăng

Cũng theo Tổng Giám đốc IATA Willie Walsh, ngoài cung cầu, một yếu tố khác tác động đến giá vé máy bay là nhiên liệu.

“Một yếu tố khác cũng thuộc nhóm những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá vé là nhiên liệu. Khoảng cách giữa giá dầu thô và giá nhiên liệu máy bay đã đạt mức cao nhất mà tôi từng thấy, lên đến 60%. Vì vậy, nếu giá dầu cao, chắc chắn điều đó ảnh hưởng đến giá vé”, ông Willie Walsh nhận định.

Tuy nhiên, người đứng đầu IATA cho biết, giá cả tăng cao không có nghĩa là ngân sách du lịch đã hết. Điều đó chỉ có nghĩa là giá vé trung bình sẽ cao hơn mức mà người tiêu dùng đã quen thuộc. Có khả năng sẽ tồn tại một số tác động đến nhu cầu và có thể ngăn chặn tốc độ gia tăng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không.

Xanh hoá

Trong trường hợp ngành công nghiệp xanh hoá, chi phí chắc chắn sẽ được “chuyển cho người tiêu dùng”. Điều này sẽ được phản ánh trong giá vé. Sẽ là sai lầm khi một số người tin rằng có thể chuyển sang chế độ phát thải ròng bằng 0 mà không mất phí. Điều này là đương nhiên khi cần một mức chi phí rất lớn liên quan đến việc khử Carbon trong bất kỳ ngành công nghiệp nào.

Trong đó, việc sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững, vốn có chi phí cao hơn, có thể được mở rộng quy mô nếu các chính sách và khuôn khổ phù hợp mà chính phủ đưa ra được áp dụng để khuyến khích sản xuất.

Ví dụ, ở Mỹ, chính phủ liên bang và một số chính quyền địa phương đã đưa ra những khuyến khích đáng kể để thúc đẩy sản xuất nhiều nhiên liệu bền vững hơn. Cuộc tranh luận hiện nay là liệu máy bay thế hệ mới sẽ chạy bằng dầu thông thường hay sẽ hoạt động bằng Hydro?

Trong đó, Airbus đã cam kết từ năm 2035 sẽ có máy bay chạy bằng Hydro. Giới chuyên gia cho rằng, sau năm 2050, hydro sẽ là một nguồn quan trọng hơn nhiều đối với ngành.

Trong tương lai ngắn hạn và trung hạn, nhiên liệu hàng không bền vững sẽ là một khoản đầu tư tốt hơn nhiều, thay vì đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ bay mới.

Được biết, lợi thế của việc sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững là “nhiên liệu thả vào” có thể sử dụng ngay lập tức với các máy bay hiện có.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số
Tái thiết bảo tàng trong lòng di sản

Bảo tàng Cổ vật Cung đình (CVCĐ) Huế đang được lên kế hoạch tái thiết, xây dựng để phù hợp với không gian di sản theo định hướng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tái thiết bảo tàng trong lòng di sản
Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững

Ngày 13/7, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế phối hợp với Hội Địa lý Việt Nam và Hội Địa lý Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ XIV, năm 2024 với chủ đề “Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu”.

Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững
Return to top