Thế giới

EMA phê duyệt hai phương pháp điều trị kháng thể chống lại coronavirus

ClockThứ Sáu, 12/11/2021 09:11
Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 11/11 cho biết lần đầu tiên phê duyệt việc triển khai tại thị trường Liên minh châu Âu (EU) hai phương pháp điều trị kháng thể đơn dòng chống lại coronavirus.

Anh trở thành quốc gia đầu tiên phê duyệt thuốc điều trị COVID-19 của MerckChâu Âu xem xét duyệt thuốc Molnupiravir đặc trị COVID-19

Thuốc Rekirona điều trị COVID-19 được sản xuất bởi Tập đoàn dược phẩm khổng lồ Hàn Quốc Celltrion Inc. Ảnh: Pulse News/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, EMA đã chấp thuận việc sử dụng phương pháp điều trị từ công ty dược phẩm Thụy Sĩ Roche, Ronapreve và từ công ty Hàn Quốc Celltrion, regdanvimab (Regkirona). Ronapreve và Regkirona là những loại thuốc kháng thể đơn dòng đầu tiên nhận được ý kiến tích cực về khả năng chống lại COVID-19.

Ủy viên Y tế châu Âu Stella Kyriakides cho biết việc phê duyệt hai loại thuốc này là một "bước quan trọng" chống lại COVID-19 cùng với 4 loại vaccine mà EU đang sử dụng hiện nay.

Trong một thông cáo, Ủy viên Stella Kyriakides nhấn mạnh với sự gia tăng các trường hợp nhiễm COVID-19 ở hầu hết các quốc gia thành viên, nhiều phương pháp điều trị đầy hứa hẹn đang được phát triển như một phần trong chiến lược của EU chống lại đại dịch. Đây cũng là một bước quan trọng để hướng tới mục tiêu cho phép 5 phương pháp điều trị mới ở EU vào cuối năm nay.

Các kháng thể là một trong những nền tảng xây dựng nên hệ thống miễn dịch của con người. Trước sự hiện diện của một yếu tố nguy hiểm, chẳng hạn như virus, cơ thể sẽ tự sản sinh ra một chất để đối phó. Ý tưởng về kháng thể tổng hợp là chọn lọc các kháng thể tự nhiên và tái tạo chúng một cách nhân tạo để sau đó sử dụng trong điều trị, chủ yếu nói chung là bằng cách truyền dịch.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top