Thế giới

WHO khuyến nghị các nước thành viên dỡ bỏ hoặc nới lỏng hạn chế đi lại

ClockThứ Năm, 20/01/2022 14:23
Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng không nên coi chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 là cách thức và điều kiện duy nhất để đi cho phép đi lại trên phạm vi quốc tế do việc tiếp cận vaccine còn hạn chế.

WHO: Còn quá sớm để xem COVID-19 giống như bệnh cúmChuyên gia WHO nói về triển vọng kết thúc dịch

Hành khách tại Sân bay quốc tế John F. Kennedy ở New York, Mỹ, ngày 3/1/2022. (Ảnh: THX/ TTXVN)

Dù vẫn coi đại dịch COVID-19 là mối quan ngại lớn, song ngày 19/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các quốc gia thành viên dỡ bỏ hoặc giảm bớt các lệnh cấm đi lại trên phạm vi quốc tế.

Ủy ban Khẩn cấp của WHO đã đệ trình một số khuyến nghị lên người đứng đầu WHO, trong đó cho rằng không nên coi chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 là cách thức và điều kiện duy nhất để đi cho phép đi lại trên phạm vi quốc tế do việc tiếp cận vaccine còn hạn chế, cũng như tình trạng phân phối vaccine không công bằng.

Ủy ban cũng khuyến cáo các nước cần điều tra dịch tễ đối với việc lây truyền virus SARS-CoV-2 giữa người và động vật.

Ủy ban kêu gọi giám sát thời gian thực và chia sẻ dữ liệu về sự lây truyền, phát triển của virus SARS-CoV-2 ở động vật, cho rằng việc này sẽ hỗ trợ hiểu biết toàn cầu và kịp thời xác định virus cũng như đánh giá các nguy cơ sức khỏe cộng đồng.

Trước đó, ngày 30/11/2021, WHO khuyến nghị các nước không nên hạn chế đi lại để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Theo đánh giá của tổ chức này, các lệnh cấm đi lại đại trà không những không ngăn được biến thể Omicron lây lan trên toàn cầu mà còn tạo gánh nặng đối với đời sống của người dân.

Ngoài ra, những biện pháp như vậy có thể ảnh hưởng đến các nỗ lực y tế toàn cầu vì khiến các nước không muốn thông báo và chia sẻ dữ liệu về dịch bệnh. Tuy nhiên, do lo ngại về sự lây lan nhanh của Omicron, nhiều quốc gia đã "quay lưng" với các khuyến nghị của WHO./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi

Có ít người thích tiêm vắc-xin; và đối với các phụ huynh có con nhỏ, họ thậm chí còn ít thích chúng hơn khi đến thời điểm các con phải đi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên hiện nay, có thể có một giải pháp thay thế dễ dàng hơn dưới dạng miếng dán, có thể dán lên da một cách đơn giản.

Tổ chức Y tế thế giới WHO  Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
WHO: Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19

​Bằng chứng mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy việc lạm dụng kháng sinh đã diễn ra rộng rãi trong giai đoạn đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, điều này có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan “thầm lặng” của tình trạng kháng kháng sinh (AMR).

WHO Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19
Return to top