Thế giới

Châu Âu cân nhắc sử dụng than đá để đảm bảo nguồn cung khí đốt

ClockThứ Ba, 21/06/2022 10:28
Các doanh nghiệp châu Âu đang tìm kiếm các nguồn cung nhiên liệu thay thế và thậm chí còn cân nhắc quay trở lại sử dụng than đá để bù đắp nguồn khí đốt thâm hụt từ Nga.

EC đề xuất biện pháp giúp châu Âu thoát khỏi khủng hoảng năng lượngEU kêu gọi hỗ trợ người tiêu dùng trong cuộc khủng hoảng năng lượngNga đe dọa cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu

Quang cảnh bên ngoài nhà máy điện than của Tập đoàn Verbund ở phía Nam thành phố Mellach, Áo. Ảnh: Bloomberg/TTXVN

Các doanh nghiệp châu Âu nhập khẩu khí đốt của Nga đang tìm kiếm các nguồn cung nhiên liệu thay thế và thậm chí còn cân nhắc quay trở lại sử dụng than đá để bù đắp nguồn khí đốt thâm hụt từ Nga, trong bối cảnh lo ngại nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa Đông nếu các kho không được trữ đầy.

Công ty năng lượng Eni của Italy cho biết doanh nghiệp này đã nhận được thông báo từ phía tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga rằng Eni sẽ chỉ nhận được một phần khí đốt theo yêu cầu của công ty.

Thực tế này khiến Italy đối mặt với việc có thể phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, theo đó có thể dẫn tới việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm khí đốt.

Đức cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Ngày 19/6, nước này công bố kế hoạch tăng lượng dự trữ khí đốt và cho biết có thể tái khởi động các nhà máy nhiệt điện mà nước này từng định đóng cửa.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết đây là thực tế đau lòng, song nếu không làm vậy, các kho dự trữ khí đốt sẽ không đủ đầy để cung cấp cho người dân qua mùa Đông năm nay.

Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay gia tăng thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách châu Âu - khu vực đang đương đầu với lạm phát tăng cao do giá lương thực và năng lượng leo thang.

Giá khí đốt theo hợp đồng của Benchmark Dutch được giao dịch ở mức 127 euro/1MWH trong ngày 20/6, tức tăng hơn 50% so với đầu năm 2022.

Giám đốc điều hành công ty điện lực lớn nhất của Đức RWE, ông Markus Krebber cho biết giá điện có thể sẽ phải mất 3 đến 5 năm để quay trở lại mức giá thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu của các hộ gia đình và triển vọng kinh tế.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

IPO ở châu Âu sẽ được thúc đẩy nhờ việc cắt giảm lãi suất của ECB

Theo Ngân hàng Bank of America (BoA), việc cắt giảm lãi suất mang tính lịch sử của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể là sự thúc đẩy thị trường khu vực đối với các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Điều này đóng vai trò cần thiết để thúc đẩy một loạt các giao dịch trước thời gian tạm lắng thông thường trong mùa hè.

IPO ở châu Âu sẽ được thúc đẩy nhờ việc cắt giảm lãi suất của ECB
CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG:
Thị trường lao động phục hồi giữa thách thức về nhân khẩu học

Theo Báo cáo Triển vọng Xã hội và Việc làm châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 vừa được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố, thị trường lao động khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã phục hồi tốt kể từ sau đại dịch COVID-19, mặc dù vẫn phải đối mặt với những thách thức sâu sắc do tình trạng dân số già đi nhanh chóng.

Thị trường lao động phục hồi giữa thách thức về nhân khẩu học
Giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm dần

Reuters ngày 28/5 cho biết, giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm dần. Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy sự bùng nổ du lịch kéo dài thời hậu COVID đang suy yếu, có thể dẫn đến những lo ngại cho các hãng hàng không vốn đang phải vật lộn với chi phí tăng cao và số lượng máy bay hạn chế.

Giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm dần
Return to top