Thế giới

Đan Mạch dẫn đầu bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh kỹ thuật số

ClockThứ Bảy, 08/10/2022 16:12
Đây là lần đầu tiên Đan Mạch vươn lên vị trí số 1 trong 6 năm Viện Phát triển quản lý quốc tế có trụ sở tại Thụy Sĩ thực hiện báo cáo về năng lực cạnh tranh kỹ thuật số.

Cần tập trung vào thanh toán kỹ thuật số để duy trì tính cạnh tranhG20: Kết nối kỹ thuật số cần lấy người dân làm trung tâm

Ảnh minh họa. (Nguồn: Pixabay)

Đan Mạch dẫn đầu bảng xếp hạng toàn cầu về năng lực cạnh tranh kỹ thuật số năm 2022 do Viện Phát triển quản lý quốc tế có trụ sở tại Thụy Sĩ (IMD) công bố ngày 7/10.

Báo cáo năm nay cũng nêu bật ưu tiên của các nền kinh tế trong lĩnh vực kỹ thuật số, tập trung vào các biện pháp đảm bảo an ninh mạng.

Đây là lần đầu tiên Đan Mạch vươn lên vị trí số 1 trong 6 năm IDM thực hiện báo cáo trên.

Quốc gia vùng Scandinavi này tăng 3 bậc so với năm ngoái, vượt qua Mỹ, nước cũng ghi nhận lần đầu tiên đứng ở vị trí thứ 2 kể từ năm 2017.

Đánh giá của IDM cho biết Đan Mạch được đánh giá cao về “mức độ sẵn sàng khám phá chuyển đổi kỹ thuật số,” xếp thứ nhất về độ nhanh nhạy của các doanh nghiệp, hoạt động tích hợp công nghệ thông tin, trong khi xếp thứ 5 về thái độ thích nghi và tiếp thu công nghệ mới.

Đan Mạch cũng là một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới, xét về nguồn nhân lực kỹ thuật số và lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Mỹ sụt 1 bậc so với năm ngoái. Theo đánh giá của IDM, dù vẫn xếp thứ hạng cao, nhưng rõ ràng Mỹ vẫn còn nhiều không gian để nâng cấp hơn nữa, xét về các kỹ năng, kiến thức để khám phá, hiểu và xây dựng các công nghệ mới.

Thụy Điển giữ nguyên vị trí thứ 3, trong khi Singapore và Thụy Sĩ đều tăng 1 bậc so với năm ngoái, lần lượt xếp ở vị trí thứ 4 và 5.

Thụy Sĩ được đánh giá là đang trên đường trở thành quốc gia kỹ thuật số phát triển hoàn chỉnh, với cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, các quy định, điều hành của chính phủ và thái độ đối với kỹ thuật số được xếp ở mức hài lòng.

Tuy nhiên, theo IDM, yếu tố quan trọng đưa đến thành công trong tương lai phải là đưa ra được một chương trình nhận dạng kỹ thuật số quốc gia, điều mà những nền kinh tế xếp hạng cao như Đan Mạch, Singapore đang làm.

Trong các tiêu chí xếp hạng năm nay có 2 tiêu chí mới là năng lực đảm bảo an ninh mạng của chính phủ và mức độ bảo vệ quyền riêng tư của luật pháp.

IDM cho biết vấn đề an ninh mạng, cả ở cấp chính phủ và doanh nghiệp, ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa, những bước tiến trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số, cùng với đại dịch toàn cầu đã khiến các nền kinh tế liên kết nhiều hơn, tương tác giữa các doanh nghiệp và cá nhân được chuyển lên không gian mạng nhiều hơn, từ đó làm gia tăng số vụ tấn công mạng.

Bảng xếp hạng toàn cầu về năng lực cạnh tranh kỹ thuật số đánh giá 63 nền kinh tế về năng lực tiếp thu và khám phá các công nghệ kỹ thuật số mới để thúc đẩy chuyển đổi kinh tế trong doanh nghiệp, chính phủ và xã hội.

Bảng xếp hạng năm nay dựa trên 54 chỉ tiêu, được thu thập từ dữ liệu do các nền kinh tế cung cấp và các cuộc khảo sát do IDM thực hiện.

Các tiêu chí được chia làm 3 nhóm chính: mức độ sẵn sàng trong tương lai (sẵn sàng khai thác chuyển đổi kỹ thuật số), kiến thức (đánh giá năng lực hiểu và phát triển các công nghệ mới) và công nghệ (khả năng phát triển các công nghệ kỹ thuật số mới)./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao năng lực, nghiệp vụ những người làm công tác dân vận

Để người dân đồng thuận, thống nhất, cùng góp sức tham gia các chương trình, dự án, phong trào tại cơ sở phần lớn phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ làm công tác dân vận (DV). DV khéo thì việc gì cũng thành công và ngược lại. Vì vậy, nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho những người làm công tác DV là vấn đề đặt ra hiện nay, nhất là các kỹ năng đánh giá, nắm bắt tình hình, xử lý các tình huống tại cơ sở.

Nâng cao năng lực, nghiệp vụ những người làm công tác dân vận
New York dẫn đầu bảng xếp hạng 1.000 thành phố toàn cầu

Hãng dự báo và phân tích tình hình kinh tế Oxford Economics vừa công bố Chỉ số Thành phố toàn cầu đầu tiên của đơn vị này, được cho là “đánh giá toàn diện về 1.000 nền kinh tế đô thị lớn nhất của thế giới”.

New York dẫn đầu bảng xếp hạng 1 000 thành phố toàn cầu
Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương

Số hóa là động lực thúc đẩy kết nối và hòa nhập, từ việc hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng mới và hoạt động kinh doanh mới cho đến giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và tạo việc làm, các nền tảng và công nghệ kỹ thuật số mang lại lợi ích kinh tế to lớn.

Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương
Return to top