Thế giới

IMF tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng của châu Á

ClockThứ Tư, 12/10/2022 08:59
TTH.VN - Trong dự báo mới nhất vừa được công bố ngày 11/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của châu Á xuống còn 4% trong năm nay, do lạm phát gia tăng buộc nhiều ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ, thậm chí xuất khẩu cũng đối mặt với nguy cơ tăng trưởng chậm lại.

IMF hạ dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình DươngIMF: Một số nền kinh tế châu Á cần tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phátChâu Á đối mặt với viễn cảnh “lạm phát đình trệ”IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của châu ÁIMF: Nền kinh tế châu Á năm 2020 sẽ giảm tăng trưởng nhiều hơn so với dự báoIMF: Tăng trưởng châu Á – Thái Bình Dương rơi vào bế tắc trong năm 2020

Trong báo cáo mới nhất, IMF dự báo ​​nền kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng 1,7% trong năm nay. Ảnh: AFP/TTXVN

Việc tiếp tục cắt giảm dự báo tăng trưởng này là lần hạ thứ 4 của IMF đối với châu Á trong năm nay, nhấn mạnh sự không chắc chắn đang ngày càng gia tăng đối với sự phục hồi của khu vực do ảnh hưởng COVID-19, khi triển vọng tăng trưởng mờ nhạt của Mỹ, Trung Quốc và các nền kinh tế khu vực đồng euro đang làm dấy lên nỗi lo về một cuộc suy thoái toàn cầu.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới ngày 11/10, IMF cho rằng việc Mỹ tăng lãi suất đều đặn có khả năng sẽ tiếp tục củng cố đồng USD, làm gánh nặng nợ nần của các nền kinh tế mới nổi càng trầm trọng hơn và buộc một số nước phải tăng lãi suất cao hơn nữa để tránh đồng tiền của họ bị giảm giá quá nhiều.

“Một cuộc khủng hoảng nợ đang ngày càng gia tăng ở các nền kinh tế (mới nổi) sẽ đè nặng lên tăng trưởng toàn cầu và có thể dẫn đến suy thoái toàn cầu. Đồng USD mạnh hơn nữa rất có khả năng sẽ làm tăng cảnh nợ nần”, IMF cảnh báo.

IMF hiện kỳ ​​vọng các nền kinh tế châu Á mới nổi sẽ tăng trưởng 4,4% trong năm nay và 4,9% vào năm 2023, lần lượt giảm 0,2 điểm và 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 7, sau khi tăng mạnh đến 7,2% trong năm 2021.

IMF cho biết, việc cắt giảm dự báo tăng trưởng ở phần lớn khu vực là do tăng trưởng của Trung Quốc đang chậm lại. Nền kinh tế lớn nước này dự kiến sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm nay, giảm mạnh so với mức 8,1% của năm 2021, phản ánh tác động của các biện pháp phong toả nghiêm ngặt vì COVID-19 của nước này và cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản ngày càng trầm trọng hơn.

Đến năm 2023, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​mức tăng trưởng phục hồi lên 4,4%, mặc dù mức tăng trưởng này vẫn thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo của IMF được đưa ra hồi tháng 7.

Đáng chú ý, IMF dự báo nền kinh tế ASEAN-5, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan ​​sẽ tăng trưởng 5,3% trong năm nay so với mức tăng trưởng 3,4% của năm 2021. Tuy nhiên, tăng trưởng của khu vực này dự kiến ​​sẽ chậm lại còn 4,9% vào năm 2023 do nhu cầu suy yếu ở các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, Mỹ và khu vực đồng euro (eurozone).

Các nền kinh tế ASEAN cũng có thể chứng kiến ​​sự tăng trưởng bị đè nặng do giá thực phẩm và năng lượng cao hơn, điều này làm suy yếu sức mua của các hộ gia đình và các chính sách tiền tệ nhanh chóng được thắt chặt để kìm hãm lạm phát, IMF cho hay.

Tổ chức này cũng dự báo ​​nền kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng 1,7% trong năm nay, không thay đổi so với dự báo hồi tháng 7 và giảm nhẹ xuống còn 1,6% vào năm 2023. Việc tăng trưởng của Nhật Bản bị sụt giảm trong năm 2023 phản ánh nguy cơ suy yếu ​​của tiêu dùng do lạm phát gia tăng và tăng trưởng tiền lương chậm lại, báo cáo của IMF giải thích.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Return to top