Thế giới

Châu Âu chi gần 800 tỷ euro để ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng

ClockThứ Hai, 13/02/2023 14:43
TTH.VN - Các nhà nghiên cứu ngày hôm nay (13/2) cho biết, hóa đơn để bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi chi phí năng lượng tăng cao của các quốc gia châu Âu đã lên tới gần 800 tỷ euro.

EU có thể tài trợ 50% cho đường ống dẫn khí giữa Tây Ban Nha và PhápEU đưa ra các phương án điều chỉnh thị trường năng lượng

Người dân bơm xăng cho phương tiện giao thông tại một trạm xăng ở thủ đô Paris, Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, theo kết quả phân tích của Tổ chức tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brussels (Bỉ), các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) hiện đang dành riêng hoặc phân bổ 681 tỷ euro cho chi tiêu để ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng; trong khi đó, Vương quốc Anh phân bổ 103 tỷ euro, và Na Uy phân bổ 8,1 tỷ euro kể từ tháng 9/2021.

Trước đó, trong kết quả phân tích do Bruegel công bố hồi tháng 11 năm ngoái, chi tiêu để ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng được ghi nhận ở mức 706 tỷ euro.

Đáng chú ý, Đức dẫn đầu bảng xếp hạng chi tiêu, quốc gia này đã phân bổ gần 270 tỷ euro, một khoản tiền cao hơn so với tất cả các quốc gia khác. Trong khi đó, Vương quốc Anh, Italy và Pháp là những quốc gia có mức chi cao tiếp theo, mặc dù mỗi quốc gia này chỉ chi chưa đến 150 tỷ euro. Ngoài ra, hầu hết các quốc gia EU đã chi một phần nhỏ trong số đó. Trên cơ sở bình quân đầu người, Luxembourg, Đan Mạch và Đức là những quốc gia có mức chi tiêu cao nhất.

Được biết, khoản chi tiêu mà các quốc gia dành riêng cho cuộc khủng hoảng năng lượng hiện đang ở mức ngang bằng với quỹ phục hồi COVID-19 của EU, với trị giá 750 tỷ euro. Quỹ này đã được thông qua hồi năm 2020.

Bản cập nhật chi tiêu năng lượng được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia đang tranh luận về những đề xuất của EU, nhằm nới lỏng hơn nữa các quy tắc viện trợ đối với những dự án công nghệ xanh.

Cũng theo Tổ chức tư vấn Bruegel, các Chính phủ đã tập trung hầu hết sự hỗ trợ vào những biện pháp phi mục tiêu, nhằm kiềm chế giá bán lẻ mà người tiêu dùng phải trả cho năng lượng, chẳng hạn như cắt giảm thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu hoặc mức trần giá bán lẻ điện.

Qua đó, nhà phân tích nghiên cứu Giovanni Sgaravatti cho rằng: “Thay vì những biện pháp kiềm chế giá cả; giờ đây, các Chính phủ cần thúc đẩy nhiều chính sách hỗ trợ thu nhập hơn, nhắm vào 2 nhóm thu nhập thấp nhất trong phân phối thu nhập, và hướng tới các lĩnh vực chiến lược của nền kinh tế”.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters & The Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Âu đứng trước khủng hoảng sinh sản

Theo dữ liệu mới nhất hiện có, vào năm 2022, chỉ có 3,88 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra và nuôi sống ở Liên minh châu Âu (EU), đánh dấu lần đầu tiên con số này giảm xuống dưới 4 triệu trẻ và là mức thấp nhất kể từ năm 1960. Trước đó, năm 1990, có 5,1 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra ở EU, trở thành năm cuối cùng số ca sinh ở khu vực này vượt quá mốc 5 triệu.

Châu Âu đứng trước khủng hoảng sinh sản
Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top