Thế giới

Liên Hiệp Quốc: Biến đổi khí hậu có thể khiến các đợt nắng nóng xảy ra quanh năm

ClockThứ Năm, 24/08/2023 11:08
TTH.VN - Giữa lúc châu Âu và các khu vực khác đang đối mặt với thời tiết oi bức, một nhà nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng biến đổi khí hậu đang tạo điều kiện cho các đợt nắng nóng ngày càng dữ dội và kéo dài, thậm chí ở một số khu vực có thể sẽ sớm xảy ra quanh năm.

WMO cảnh báo kỷ lục thời tiết khắc nghiệt đạt mức cao mớiNắng nóng kỷ lục thiêu đốt nhiều nước từ Mỹ, châu Âu cho đến Trung QuốcWMO: Châu Âu là lục địa nóng lên nhanh nhất hành tinh

 Nhiệt độ tăng cao lên mức kỷ lục tại nhiều nước châu Âu. Ảnh: Reuters/Laodong

Nắng nóng cực độ là vấn đề nổi cộm trong những tuần gần đây, từ hiện tượng “vòm nhiệt” thiêu đốt phần lớn châu Âu cho đến các vụ cháy rừng do nhiệt hoành hành ở Hy Lạp, Tây Ban Nha, Canada và Hawaii, cũng như nhiệt độ tăng vọt vào giữa mùa đông ở Nam Mỹ.

John Nairn, cố vấn cấp cao về nhiệt độ tại Tổ chức Khí tượng Thế giới của LHQ (WMO), nói rằng các đợt nắng nóng đang bắt đầu sớm hơn, kéo dài hơn và trở nên dữ dội hơn.

“Đó là hậu quả nổi lên nhanh chóng nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu mà chúng ta đang thấy trong các hệ thống thời tiết”, ông cho biết, đồng thời nhấn mạnh rằng điều này phù hợp với những dự đoán khoa học.

“Mọi người đã quá thờ ơ với các dấu hiệu cảnh báo… Các đợt nắng nóng sẽ không dừng lại mà sẽ trở nên dữ dội hơn và thường xuyên hơn”, ông nói.

Theo lý giải của ông Nairn, một trong những nguyên nhân là do sự nóng lên toàn cầu dường như đang dẫn đến sự suy yếu của các dòng khí quyển – những luồng không khí chuyển động trong bầu khí quyển Trái đất. Khi các dòng khí quyển này phát triển chậm hơn và gợn sóng nhiều hơn, chúng cho phép các hệ thống thời tiết “đứng” ở một chỗ lâu hơn.

“Sự chậm lại và dừng lại của các kiểu thời tiết đang khiến chúng ta phải đối mặt với việc Bắc Mỹ, một phần của Đại Tây Dương, châu Âu và châu Á cùng lúc đứng yên trong các rặng sóng nhiệt”, ông Nairn cho hay.

Sóng nhiệt là một trong những mối đe doạ tự nhiên nguy hiểm nhất, với hàng trăm nghìn người tử vong mỗi năm vì các nguyên nhân liên quan đến nhiệt vốn có thể phòng ngừa được.

“Nguy hiểm hơn”

Theo các chuyên gia, nhiệt độ cao liên tục vào ban đêm đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe con người vì cơ thể không thể phục hồi sau sức nóng phải chịu trong ngày.

Nhiệt độ qua đêm cao hơn cũng có nghĩa là năng lượng tích lũy trong ngày không còn nơi nào để đi, đẩy nhiệt độ thậm chí tăng cao hơn nữa vào ngày hôm sau. Do đó, bên cạnh nhiều vấn đề khác, cần tập trung chú ý đến sự gia tăng nhiệt độ vào ban đêm.

Ông Nairn cho biết, thực tế là nhiệt độ tối thiểu tăng nhanh hơn mức tối đa đang đẩy năng lượng dư thừa “vào những khoảng thời gian dài hơn ở nhiệt độ cao hơn. Nó được tích lũy... Vì vậy, các đợt nắng nóng đang trở nên nguy hiểm hơn nhiều”. Và khi khí hậu tiếp tục thay đổi, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn, ông Nairn cảnh báo.

Ông cũng bày tỏ mối lo ngại đặc biệt về tình hình ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chỉ ra mức nhiệt kỷ lục ở Nam Mỹ, với nhiệt độ lên tới 40 độ C vào giữa những ngày được cho là mùa đông.

Trong tương lai, “chúng ta sẽ chứng kiến nhiều đợt nắng nóng hơn trong khoảng thời gian dài hơn nhiều trong năm”, đại diện WMO nhận định.

Ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, "thật không may, các dấu hiệu cho thấy các đợt nắng nóng cực độ và khắc nghiệt có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm trước cuối thế kỷ này”.

Ở các vùng vĩ độ khác, những nơi nhận được ít ánh sáng mặt trời hơn có nghĩa là các đợt nắng nóng khắc nghiệt quanh năm sẽ không xảy ra, nhưng các khu vực đó cũng sẽ chứng kiến nhiều “thời kỳ ấm áp trái mùa” hơn ngay cả trong mùa đông.

Để kiềm chế tình trạng nắng nóng tràn lan, ông Nairn khẳng định “tất cả chúng ta đều có khả năng để thực sự xoay chuyển tình thế này… Chúng ta cần điện khí hóa mọi thứ, và ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch”.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu mới của World Weather Attribution (WWA) - tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới, tình trạng nắng nóng gay gắt như đợt cuối tháng 4 vừa qua ở châu Á và Trung Đông có nguy cơ xảy ra cao gấp 45 lần do tác động của biến đổi khí hậu mà con người gây ra.

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu
Thời tiết ngày 16/5: Mưa dông nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/5, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 80 mm; ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Thời tiết ngày 16 5 Mưa dông nhiều nơi trên cả nước
Nông dân Quảng Thọ thích ứng với biến đổi khí hậu

Trước xu thế thiên tai, thời tiết diễn biến phức tạp, bất thường, Hội Nông dân (HND) xã Quảng Thọ (Quảng Điền) đã khẩn trương thành lập mô hình “Nông dân bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Nông dân Quảng Thọ thích ứng với biến đổi khí hậu
Ứng phó nắng nóng cho gia súc, gia cầm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện, sở đang triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng, chống nắng nóng và dịch bệnh cho đàn gia sức gia cầm (GSGC) đến tận các địa phương, hộ chăn nuôi. Đáng chú ý là các biện pháp, kỹ thuật chữa cảm nắng, cảm nóng cho GSGC và đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Ứng phó nắng nóng cho gia súc, gia cầm
Return to top